Đón đầu cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0
Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số | |
Tài chính tiêu dùng bắt nhịp CMCN 4.0 | |
Bắt tay với người khổng lồ |
Đây là thông điệp xuyên suốt được các chuyên gia, nhà khoa học, cũng như các DN, nhà đầu tư khẳng định tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN tổ chức tuần trước tại Việt Nam.
Ảnh minh họa |
Ông Borge Brende - Chủ tịch WEF chỉ ra rằng các xu hướng phát triển trên thế giới đang thay đổi rất nhanh. Nhiều phương tiện mà người dân sử dụng hàng ngày thì 20 năm trước chưa tồn tại. Nếu nhìn vào 20 DN lớn nhất thế giới hiện nay thì 7 trong số này 20 năm trước chưa tồn tại. Vì vậy cơ hội để phát triển là dành cho tất cả mọi người và mọi DN tại các quốc gia, song phải chuẩn bị cho các xu hướng mới để đón đầu các cơ hội đó.
Chia sẻ bài học cho Việt Nam, ông Borge Brende lưu ý các DN cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn, sử dụng nhiều công nghệ mới hơn. Ở tầm quốc gia, Việt Nam cần có một lĩnh vực trọng tâm về CMCN 4.0. Theo ông, các vấn đề như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… đều là những lĩnh vực quan trọng với các quốc gia trong tương lai. Và nếu Việt Nam lấy một trong số các lĩnh vực đó để đặt làm trọng tâm phát triển trong CMCN 4.0 thì đó sẽ là động lực thúc đẩy mạnh hơn năng lực các DNNVV. Đặc biệt, Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu, đối tác quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, để đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng cần áp dụng công nghệ mới.
Bên cạnh đó, Chủ tịch của WEF nhấn mạnh tinh thần kinh doanh cũng hết sức quan trọng với vai trò của những DN trẻ biết nắm bắt cơ hội, tự tạo ra các xu hướng phát triển mới, xây dựng các DNNVV trở thành DN khổng lồ. “Ví dụ Apple, Amazon, Google… 20 năm trước không phải công ty toàn cầu, nhưng hiện nay tổng doanh thu của họ hơn 100.000 tỷ USD. Đó là động lực quan trọng để tiến lên, phải chấp nhận rủi ro”, ông quả quyết. Để làm được điều này, Việt Nam phải tạo nên hệ sinh thái thuận lợi cho các DN trong nước cũng như trên thế giới; cần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đánh giá về khả năng tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0 của Việt Nam, bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Tổng giám đốc Công ty TNHH PwC Việt Nam đi thẳng vào nút thắt lớn nhất hiện nay là lao động. Theo đó, xét về quy mô, thị trường lao động Việt Nam lớn thứ 2 trong ASEAN. Song nếu xét về trình độ lao động chỉ có 22% số lao động được coi là qua đào tạo; trong 50 triệu người lao động có tới 38% làm việc trong khu vực nông nghiệp. Đối diện thách thức CMCN 4.0, cần đặt vấn đề làm thế nào tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là trong bối cảnh dân số đang già dần đi. Bà Vân cũng chỉ ra vấn đề khác là các quốc gia khác có dân số già dần nhưng thu nhập đầu người cao, còn Việt Nam vừa bước vào nhóm thu nhập trung bình thấp đã đối diện với thách thức dân số già.
Bên cạnh đó, tương quan về giao dịch thương mại trong ASEAN của Việt Nam rất thấp. 76% giao dịch thương mại là ngoài ASEAN, chỉ có 10% giao thương là trong khối ASEAN dù là thành viên của nhóm này. “Với cơ cấu hiện nay, trước bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì việc chúng ta phụ thuộc vào khu vực bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam”, bà Vân cảnh báo.
Trong bối cảnh đa phần DN còn nhỏ và nền kinh tế trong khoảng thời gian 5-10 năm sẽ thay đổi nhanh hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, PwC khuyến nghị 3 lĩnh vực chính mà các DN cần tập trung đầu tư là công nghệ, nguồn lực, cơ cấu quản trị. Đặc biệt vấn đề công nghệ được coi là quan trọng nhất trong tất cả các ngành nghề khi Việt Nam hiện chỉ có khoảng 2 - 3% nhân viên đạt trình độ có đào tạo về công nghệ kỹ thuật. Như vậy mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực còn rất thấp.