Động lực thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Tài chính–Ngân sách của Quốc hội cùng nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp, đại diện cộng đồng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính (fintech),… sẽ tham dự và thảo luận nhiều vấn đề xung quanh triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Ngày 22/1/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030 (Chiến lược). Chiến lược xây dựng mục tiêu tổng quát là tối đa hóa các đối tượng được tiếp cận và sử dụng an toàn các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, có chi phí hợp lý, có trách nhiệm và bền vững, được cung ứng bởi các tổ chức hợp pháp”.
Ngân hàng là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính. |
Theo Ban tổ chức, sau gần 5 năm triển khai Chiến lược, đây là thời điểm thích hợp để xem xét quá trình hiện thực hóa mục tiêu đang đặt ra những vấn đề gì cần được giải quyết; Đặc biệt là đối tượng mục tiêu gồm “Tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh” được thụ hưởng chính sách như thế nào?…
IDS đã phân tích thực trạng bức tranh tài chính toàn diện tại Việt Nam sau gần 5 năm thực hiện Chiến lược. Theo đó, nhờ sự tăng trưởng nhanh ở cả số lượng kênh cung ứng dịch vụ và tốc độ chuyển đổi số, tỷ lệ người trưởng thành tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại đã tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của IDS dựa trên số liệu của WB chỉ ra rằng, nếu phân chia theo mức thu nhập (đối với nhóm cá nhân) và quy mô (đối với nhóm doanh nghiệp) thì bức tranh về tiếp cận dịch vụ tài chính trên quy mô toàn quốc có sự phân hóa đáng chú ý. Đối với nhóm cá nhân, mức độ cải thiện về sở hữu tài khoản của nhóm thu nhập thấp nhất gần như không đáng kể theo thời gian và cách xa so với các nhóm thu nhập cao hơn. Tương tự như vậy đối với nhóm doanh nghiệp,tình hình sở hữu tài khoản kém hơn qua thời gian ở cả ba nhóm quy mô (nhỏ-vừa-lớn); khoảng cách về tiếp cận dịch vụ tài chính doãng rộng ra theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp nhỏ. Đối với nhóm doanh nghiệpsiêu nhỏ, hộ kinh doanh (khoảng 5-6 triệu) khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng rất hạn chế.
Nghiên cứu của IDS cũng chỉ ra rào cản lớn nhất hiện nay nằm ở khung pháp lý đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính (fintech). Nhóm này sở hữu nhiều tiềm năng phát triển nhờ các lợi thế về công nghệ, dữ liệu, chi phí vận hành, cơ hội kinh doanh…, là động lực cho thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia…