Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Giáo dục tài chính - “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Bình Minh
Bình Minh  - 
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng chuyển mình mạnh mẽ, việc đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận an toàn và hiệu quả các dịch vụ tài chính không chỉ là mục tiêu phát triển mà còn là cam kết vững chắc của Chính phủ. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đang dần hiện thực hóa cam kết đó, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng - đặc biệt là nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa.
aa

Trụ cột cho phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh, tài chính toàn diện là một trong những giải pháp then chốt giúp đất nước phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bền vững. Chiến lược này không chỉ tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực tài chính cần thiết, mà còn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư, giảm bất bình đẳng và củng cố an sinh xã hội.

Giáo dục tài chính -  “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Sau 5 năm triển khai, 5/9 chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược đã có khả năng hoàn thành. Tỷ lệ người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng tăng mạnh, giao dịch không dùng tiền mặt bùng nổ, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng cải thiện đáng kể. Những kết quả tích cực này phản ánh rõ nỗ lực đồng bộ từ Chính phủ đến các bộ ngành, địa phương và đặc biệt là hệ thống ngân hàng.

Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng khả năng tiếp cận, một trong những bước đi quan trọng của tài chính toàn diện là nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính một cách thông minh và an toàn cho người dân. Trong xu thế số hóa mạnh mẽ, việc trang bị kiến thức để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen, bảo vệ thông tin cá nhân và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Nhân viên Viettel Sơn La hướng dẫn các hộ kinh doanh chợ Chiềng Đen (thành phố Sơn La) sử dụng Viettel Money. Ảnh: Luyện Ngọc Tuấn
Nhân viên Viettel Sơn La hướng dẫn các hộ kinh doanh chợ Chiềng Đen (thành phố Sơn La) sử dụng Viettel Money - Ảnh: L.N. Tuấn

Điển hình cho nỗ lực này là BIDV, một trong những ngân hàng tiên phong trong phổ cập giáo dục tài chính cho cộng đồng. Hàng loạt chương trình truyền thông như “Tiền khéo tiền khôn”, “Đồng tiền thông thái”, cuộc thi “Hiểu biết về tài chính”, hay chương trình hoạt hình “Tay hòm chìa khóa” đã mang kiến thức tài chính đến gần hơn với người dân, từ học sinh, sinh viên đến người lao động phổ thông.

Năm vừa qua, BIDV tiếp tục đồng hành cùng chương trình truyền hình thực tế “Vũ trụ đồng tiền – The Moneyverse”, do Thời báo VTV và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình giải trí được thiết kế riêng cho sinh viên, lồng ghép các tình huống thực tiễn về kiếm tiền, tiêu tiền, đầu tư và quản trị rủi ro. Hơn 15.000 sinh viên trên toàn quốc đã tham gia, không chỉ tranh tài mà còn học cách làm chủ tài chính cá nhân trong thời đại mới.

Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn chương trình, cho rằng: “Những cách làm sáng tạo như The Moneyverse có khả năng lan tỏa tri thức tài chính, góp phần hình thành thói quen tài chính bền vững, đặc biệt trong thế hệ trẻ.”

Nhiệm vụ trung tâm của chiến lược

Không để ai bị bỏ lại phía sau, đây là tư tưởng cốt lõi xuyên suốt Chiến lược tài chính toàn diện. Tuy nhiên, trong quá trình số hóa các dịch vụ tài chính, việc bảo vệ an toàn thông tin và quyền lợi người dùng càng trở nên quan trọng.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường giám sát, đồng thời phối hợp với Bộ Công an trong việc kết nối, làm sạch dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là bước quan trọng nhằm phòng ngừa gian lận tài chính, bảo vệ khách hàng khỏi các hình thức lừa đảo tinh vi qua không gian mạng.

Bên cạnh đó, các bộ ngành khác cũng có trách nhiệm rõ ràng. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm bảo hiểm mới, cơ chế bảo lãnh tín dụng; Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai chương trình giáo dục tài chính trong trường học; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt… Tất cả đều hướng tới một hệ sinh thái tài chính an toàn, công bằng và bền vững.

Giáo dục tài chính -  “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa
Đa dạng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ tài chính trên kênh số

Tận dụng công nghệ, lan tỏa tri thức

Tài chính toàn diện không thể thiếu công nghệ. Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) không chỉ giúp giảm chi phí, tối ưu dịch vụ mà còn tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với từng nhóm dân cư. Việc ứng dụng công nghệ góp phần đảm bảo mọi người dân – từ vùng đồng bằng đến miền núi, hải đảo – đều có thể tiếp cận tài chính một cách thuận tiện và an toàn.

Tuy nhiên, công nghệ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi đi kèm với tri thức. Đó là lý do vì sao truyền thông và giáo dục tài chính đóng vai trò cầu nối quan trọng. Các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, nền tảng kỹ thuật số sẽ tiếp tục là cánh tay nối dài giúp lan tỏa tri thức, định hướng hành vi tài chính tích cực trong cộng đồng.

Bảo vệ người dân khi tiếp cận các dịch vụ tài chính không chỉ là nhiệm vụ kỹ thuật, đó là sự cam kết mang tính nhân văn và phát triển. Với những bước đi mạnh mẽ từ Chính phủ, sự đồng hành của các tổ chức tài chính và tinh thần học hỏi của người dân, Việt Nam đang tiến gần hơn đến một xã hội tài chính toàn diện - nơi mỗi cá nhân được trang bị đầy đủ kỹ năng để làm chủ đồng tiền và tương lai của chính mình.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

Trao cơ hội cho phụ nữ làm chủ kinh tế

Trao cơ hội cho phụ nữ làm chủ kinh tế

Không còn là “bóng hồng” lặng lẽ phía sau gia đình, với các chương trình hỗ trợ thiết thực mở ra từ hệ thống ngân hàng, ngày càng nhiều phụ nữ Việt đang tự tin vươn lên làm chủ về kinh tế trong gia đình, lãnh đạo doanh nghiệp, tạo việc làm và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia.
Tư duy người giàu

Tư duy người giàu

Trong thời đại lạm phát cao, thị trường chứng khoán biến động, việc làm bất ổn, tự do tài chính đã trở thành giấc mơ không thể đạt được đối với nhiều người. Đài truyền hình Mỹ "CNBC" gần đây đã tìm hiểu những đặc điểm chung của những triệu phú tự thân và phát hiện ra rằng họ thường có bốn thói quen chung. Những thói quen này có vẻ đơn giản, nhưng có tới 93% người Mỹ không thể thực hiện được. Nó cũng tiết lộ thêm rằng điều thực sự làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không phải là mức thu nhập, mà là sự khác biệt trong các khái niệm quản lý tài chính và mô hình tư duy.
Tiêu tiền như thế nào cho hợp lý?

Tiêu tiền như thế nào cho hợp lý?

Trong hành trình xây dựng tài chính cá nhân, việc kiếm tiền và tiết kiệm là những bước quan trọng. Tuy nhiên, cách chúng ta tiêu tiền cũng đóng vai trò quyết địnhtrong việc tạo dựng một cuộc sống viên mãn và bền vững. Để tiêu tiền một cách thông minh, chúng ta cần hiểu rõ giá trị sống của bản thân và áp dụng những nguyên tắc chi tiêu hợp lý.
Ngân hàng đồng hành cùng giới trẻ làm chủ tài chính

Ngân hàng đồng hành cùng giới trẻ làm chủ tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển nhanh chóng, thế hệ trẻ tại Việt Nam, đặc biệt là Gen Z đang thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy tài chính cá nhân. Cùng với xu hướng này, các ngân hàng cũng không ngừng chuyển mình, tung ra loạt giải pháp tài chính số hóa, nâng cấp ứng dụng và cá nhân hóa để đồng hành cùng người trẻ trong hành trình quản lý tiền bạc một cách hiệu quả, chủ động và bền vững.
Hoàn tiền đến 15% khi thanh toán học phí bằng thẻ ngân hàng

Hoàn tiền đến 15% khi thanh toán học phí bằng thẻ ngân hàng

Trong bối cảnh chi phí giáo dục ngày càng leo thang, nỗi lo học phí không chỉ đè nặng lên vai phụ huynh mà còn khiến nhiều sinh viên trăn trở. Giữa muôn vàn giải pháp tài chính được đưa ra, có một lựa chọn đang âm thầm thu hút sự chú ý bởi tính linh hoạt và khả năng "lấy lại tiền đã chi" – đó là thẻ tín dụng hoàn tiền học phí. Tại sao ngày càng nhiều người âm thầm lựa chọn cách này, và liệu đây có phải là “chiếc chìa khóa vàng” để giải quyết bài toán học phí một cách thông minh.
Ưu đãi giảm 2% lãi suất cho người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội

Ưu đãi giảm 2% lãi suất cho người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức triển khai gói tín dụng ưu đãi đặc biệt dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, với mức lãi suất hấp dẫn hơn đáng kể so với các chương trình hiện hành.
Giới trẻ tự hào sở hữu thẻ tín dụng NCB Visa Thống nhất, NCB tiếp tục phát huy lòng yêu nước vào sản phẩm mới

Giới trẻ tự hào sở hữu thẻ tín dụng NCB Visa Thống nhất, NCB tiếp tục phát huy lòng yêu nước vào sản phẩm mới

Vượt ra khỏi giá trị của một sản phẩm tài chính, thẻ visa Thống Nhất được coi như một biểu tượng, một tuyên ngôn cá nhân của người sở hữu về tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong kỷ nguyên mới. Sau thành công của thẻ Thống Nhất, NCB tiếp tục chia sẻ kế hoạch về dòng thẻ nói lên tình yêu quê hương, đất nước mang tên “Tự hào”.
Đầu tư sẽ là một kỹ năng thiết yếu đối với thế hệ trẻ trong thời đại mới

Đầu tư sẽ là một kỹ năng thiết yếu đối với thế hệ trẻ trong thời đại mới

Trong những ngày đầu hè sôi động, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã trở thành tâm điểm chú ý với chuỗi sự kiện đầy cảm hứng do Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) phối hợp tổ chức. Không chỉ trao tặng học bổng "Ươm tạo nhà khoa học trẻ 2025” giá trị 1 tỷ đồng, KBSV còn mang đến một không gian sáng tạo và thực tiễn về tài chính cho thế hệ Gen Z thông qua workshop “Bỏ trứng đúng giỏ - Đầu tư là chuyện nhỏ”.
Quản lý tài sản: Chìa khóa mở ra tự do tài chính trong kỷ nguyên Việt Nam thịnh vượng

Quản lý tài sản: Chìa khóa mở ra tự do tài chính trong kỷ nguyên Việt Nam thịnh vượng

Trong bối cảnh Việt Nam vươn lên với tầng lớp trung lưu và triệu phú ngày càng đông đảo, nhu cầu quản lý tài sản, tài chính đang trở thành tâm điểm, mở đường cho tự do tài chính. Nghị quyết 68, với trọng tâm phát triển kinh tế tư nhân, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đầu tư và tích lũy tài sản. Chia sẻ tầm nhìn về xu hướng này, ông Lu Hui Hung, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý Quỹ Phú Hưng đã nhấn mạnh vai trò của quản lý tài sản chuyên nghiệp, cải cách chính sách minh bạch và các giải pháp đột phá như thực hành ESG, công cụ số, định hướng vốn vào tăng trưởng bền vững, góp phần xây dựng một Việt Nam thịnh vượng.
Cách GenZ làm chủ tài chính: Tay quẹt thẻ, tài khoản vẫn sinh lời

Cách GenZ làm chủ tài chính: Tay quẹt thẻ, tài khoản vẫn sinh lời

Gen Z, với sự am hiểu về công nghệ và tài chính, đang thay đổi cách dùng tiền. Giới trẻ tận dụng các chương trình miễn lãi khi tiêu dùng qua thẻ tín dụng, đồng thời tìm kiếm giải pháp sinh lời phù hợp với khoản tiền họ có. Và Super Sinh Lời của VPBank trở thành lựa chọn sáng giá.