Hỗ trợ tiểu thương duy trì buôn bán
![]() | Thanh toán online: Cơ hội song hành cùng thách thức |
![]() | Thanh toán không tiền mặt giảm nguy cơ Covid-19 |
![]() | Thanh toán điện tử bùng nổ mùa dịch |
Tiểu thương tích cực bán hàng trực tuyến
Sở Công Thương TP.HCM đang khuyến khích các tiểu thương tại các chợ truyền thống sử dụng phương thức bán hàng trực tuyến, bán hàng qua zalo, fanpage… để cung ứng hàng hóa đến người dân trên địa bàn thành phố trong những ngày đóng cửa chợ truyền thống phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Hình thức bán hàng trực tuyến đã không còn xa lạ với nhiều tiểu thương tại TP.HCM. Ông Nguyễn Việt Hùng - tiểu thương chợ Phạm Văn Cội cho biết, năm ngoái khi dịch Covid-19 bùng phát được mấy tháng, VPBank đã tổ chức các lớp tập huấn bán hàng trên mạng xã hội và qua điện thoại cho các tiểu thương. Ông cũng tham gia. Ban đầu cũng chỉ nghĩ cho vui, nhưng không ngờ chuyên gia bán hàng online do ngân hàng mời về giảng dạy về các hình thức tiếp thị hàng hoá cũng như cách tạo tập khách hàng… rất nhiều hữu ích. “Trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19, mới thấy việc đăng ký mở App và có kiến thức bán hàng online rất quan trọng”, ông Hùng nói.
![]() |
Dịch Covid-19 lại là cú huých thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển |
Không chỉ VPBank, nhiều ngân hàng khác như Sacombank, OCB cũng rất quan tâm đến đối tượng khách hàng tiểu thương. Bên cạnh việc cung ứng vốn, các ngân hàng còn giới thiệu đến giới tiểu thương nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán tiền mua hàng cho các đầu mối cung ứng hàng hoá và chấp nhận thanh toán qua mPOS cho người mua sắm khi muốn quẹt thẻ hoặc quét mã QR tại quầy...
Cũng nhờ có các phương thức thanh toán hiện đại nên nhiều tiểu thương, thậm chí là cả các tiểu thương bán hàng ăn cũng đang đẩy mạnh liên kết với các ứng dụng gọi xe để phục vụ khách hàng.
Bên cạnh các ngân hàng, các trung gian thanh toán như ZaloPay, MoMo cũng liên tục mở rộng liên kết với ngân hàng, số hoá các tiệm tạp hoá nhằm tiếp cận đến người dùng online. Đơn cử, MoMo một trong những ví điện tử đi đầu trong việc xây dựng hơn 100 đối tác trong đó có những cửa hàng nhỏ lẻ của các hộ gia đình để bán hàng online từ khi dịch bệnh Covid-19 lan vào Việt Nam. Bao gồm 12 lĩnh vực ngành hàng kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu như: mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… “Chúng tôi sẽ mang lại lợi ích cho đối tác, giúp những đối tác nhỏ lẻ tăng khả năng cạnh tranh. Phát triển ngành bán lẻ, dịch vụ Việt Nam”, ông Nguyễn Mạnh Tường - Phó chủ tịch HĐQT kiêm đồng Tổng giám đốc ví MoMo cho biết.
Tăng cường bảo mật
Theo Sở Công thương TP.HCM hiện trên địa bàn thành phố có 106 siêu thị, 2.469 cửa hàng tiện lợi, 28.700 cửa hàng - cửa hiệu bán lương thực thực phẩm… Đó là một thị phần thanh toán điện tử rất lớn cho các ngân hàng điện tử và các trung gian thanh toán.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bán hàng trực tuyến qua các ứng dụng công nghệ đã trở thành xu hướng bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình… Chiến lược này cũng đang được sự hỗ trợ rất lớn từ các phương thức thanh toán hiện đại mà các ngân hàng và các trung gian thanh toán đang cung ứng hiện nay cũng như trong thời gian tới. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 xuất hiện ở một góc độ nào đó đang được xem như là một cú hých, đẩy nhanh hơn tiến trình này.
Thực tế, giãn cách xã hội do đại dịch đã dẫn đến sự tăng vọt của thanh toán số trong một khoảng thời gian ngắn. Theo số liệu của NHNN, tính đến hết tháng 4/2021, giao dịch qua kênh internet đạt 213,51 triệu món với giá trị 11,03 triệu tỷ đồng, tăng 65,9% về số lượng và 31,2% về giá trị. Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 86,3% về số lượng, 123,1% về giá trị. Giao dịch qua kênh QR Code tăng 95,7% về số lượng, 181,5% về giá trị.
Tuy nhiên khi các phương thức giao dịch trực tuyến phát triển mạnh mẽ cũng tạo cơ hội cho giới tội phạm công nghệ gia tăng các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. Theo một báo cáo của hãng an ninh mạng Kaspersky, trong năm qua Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có người dùng bị phần mềm ngân hàng độc hại tấn công với tỷ lệ 2,8%.
Để bảo vệ khách hàng, thời gian gần đây hàng loạt ngân hàng đã cảnh báo khách hàng tuyệt đối không truy cập các đường link có sẵn trong tin nhắn, email lạ hoặc không rõ nguồn gốc; không cung cấp các thông tin giao dịch như tên đăng nhập, mật khẩu, OTP… và các thông tin cá nhân khác thông qua bất kỳ hình thức nào và cho bất kỳ ai.
Ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á tại Kaspersky cho biết, các ngân hàng và nhà cung ứng dịch vụ tài chính cần có trách nhiệm rất lớn trong việc bảo mật hệ thống của mình và có thể phải xây dựng hệ thống phòng thủ mạng và bảo vệ khách hàng của mình. Hơn bao giờ hết, ngành tài chính cần những giải pháp thông minh nhất để phát hiện và chống lại những mối đe dọa phức tạp, mà dường như những kẻ tấn công lừa đảo sẽ không dừng lại.
Song song với hoạt động mở rộng dịch vụ tài chính ngân hàng điện tử, các ngân hàng và tổ chức tài chính cần phải đi trước một bước đối với tội phạm mạng và giảm thiểu rủi ro của các mối đe dọa mạng đối với hoạt động kinh doanh.
Các tin khác

Tỷ giá sáng 25/9: Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Sacombank tiếp tục giảm lãi, đưa vốn vay ưu đãi đến người dân, doanh nghiệp 3 tháng cuối năm

Chủ động phòng ngừa rủi ro rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Tỷ giá sáng 22/9: Tỷ giá trung tâm giảm phiên thứ hai liên tiếp

Xanh hóa ngành ngân hàng cho mục tiêu phát triển bền vững

Thanh toán bằng thẻ dần thay thế cho tiền mặt

Ngân hàng “bắt tay” Fintech: Gia tăng lợi ích cho khách hàng

Tỷ giá sáng 21/9: Tỷ giá trung tâm giảm trở lại

Tỷ giá sáng 20/9: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

Tăng cường ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng

Tỷ giá sáng 19/9: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

Tỷ giá sáng 18/9: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

“Đầu tư thảnh thơi – Sinh lời vượt trội” với Chứng chỉ tiền gửi LPBank

Thực hiện kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?
