Ngân hàng rộng cửa mở đại lý thanh toán
Theo dự thảo Thông tư, NHNN cho phép tất cả các NHTM, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã được phép giao đại lý. Đối với bên nhận làm đại lý thanh toán, ngoài các TCTD như kể trên, các quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô và tổ chức không phải là TCTD đều được phép nhận làm đại lý thanh toán cho các NHTM, nếu trong giấy phép hoạt động có nội dung cho phép thực hiện dịch vụ này.
![]() |
Về nghiệp vụ và hạn mức giao dịch đối với đại lý thanh toán, dự thảo Thông tư quy định khá chi tiết và cụ thể. Đơn cử, các đại lý thanh toán được phép thực hiện nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán, hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tài khoản này. Khi trở thành đại lý thanh toán của TCTD, các đơn vị này được phép tiếp nhận và thực hiện yêu cầu cung cấp dịch vụ của khách hàng; được kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch, nhận hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch cơ bản, như: nộp/rút tiền, nộp tiền mặt vào thẻ trả trước định danh của khách hàng; nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng; thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ...
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động thanh toán tại các địa bàn địa phương đồng thời kiểm soát rủi ro, phòng, chống rửa tiền, Dự thảo Thông tư quy định hạn mức giao dịch tối đa cho mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 5 tỷ đồng/tháng. Đối với khách hàng cá nhân, giá trị giao dịch qua các đại lý thanh toán không quá 20 triệu đồng/ngày.
Theo Ban soạn thảo Thông tư, hạn mức giao dịch này là khá phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay, đồng thời cũng khá tương đồng với các mô hình đại lý tương tự tại các quốc gia có nền tài chính đang phát triển như Malaysia, Brazil, Kenya... Ngoài ra, các nghiệp vụ đối với các đại lý thanh toán được NHNN quy định trong dự thảo Thông tư đều tương đồng với các quy định trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Ban soạn thảo nhận định, những căn cứ pháp lý và nhu cầu thực tiễn thanh toán hiện nay đều rất thuận lợi để hoàn thiện thông tư về đại lý thanh toán và khuyến khích các TCTD triển khai các hoạt động mở rộng địa bàn, phát triển dịch vụ thông qua các đại lý.
Theo ghi nhận của Thời báo Ngân hàng, từ năm 2014 đến cuối năm 2023, NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm một số mô hình dịch vụ thanh toán của Vietcombank và M- Service; MB và Viettel; PG Bank và Petrolimex để đưa dịch vụ thanh toán đến những địa bàn, những đối tượng người dân mà ngân hàng không thuận lợi trong việc tiếp cận và cung ứng dịch vụ. Theo đánh giá của NHNN, việc triển khai các mô hình thí điểm này đã góp phần thúc đẩy dịch vụ thanh toán ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng như góp phần phổ cập tài chính nói chung. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, các mô hình này đã dừng triển khai do chưa có hành lang pháp lý.
Từ cuối 2019, NHNN đã xây dựng dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, thay thế cho Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Và trong suốt các năm qua, những quy định liên quan đến đại lý thanh toán, như: nguyên tắc hoạt động, hạn mức giao dịch, trách nhiệm của các bên giao và nhận đại lý thanh toán... đều đã được NHNN chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật trong Mục III của Chương III dự thảo Nghị định này trên cơ sở góp ý của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
Thực tế, sau khi kết thúc thí điểm các mô hình đại lý thanh toán của các ngân hàng Vietcombank, MB, PG Bank và nhiều tổ chức tín dụng và doanh nghiệp công nghệ tài chính bày tỏ mong muốn NHNN và Chính phủ sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để mô hình ngân hàng đại lý (agent-banking) được nối lại. Từ đó, tạo điều kiện cho các ngân hàng gia tăng lượng khách hàng mà không cần phải mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ.
Ngoài ra, đối với các ngân hàng có mạng lưới hẹp có thể giao đại lý cho các ngân hàng hoặc tổ chức khác có mạng lưới rộng hơn thực hiện một số nghiệp vụ cho khách hàng ở những địa bàn mà các chi nhánh chưa vươn tới. Điều này sẽ giúp hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính cơ bản cho khách hàng tại vùng sâu, vùng xa tốt hơn, hỗ trợ các địa phương hoàn thành các mục tiêu phổ cập tài chính.
Các tin khác

Tín dụng chính sách ở Gia Lai: Phủ xanh hy vọng trên vùng đất đỏ

BIDV RUN - Vì cuộc sống xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Xây dựng Co-opBank trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại

Quản lý tài chính gia đình thời 4.0: Chi tiêu thông minh, sống an tâm

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile Money đến hết năm 2025

Ngành Ngân hàng tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Co-opbank: Khát vọng trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô vì cộng đồng

Sáng 19/4: Tỷ giá trung tâm ổn định

Đề xuất quy định mới liên quan kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Không để xuất hiện tình trạng trục lợi, đầu cơ trên thị trường vàng

Lợi nhuận quý I gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, LPBank chạy đà hiệu quả, vững vàng bứt phá

Kết thúc quý 1/2025, hoạt động kinh doanh của PGBank có nhiều điểm sáng

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

NHNN triển khai các giải pháp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
