Nhiều dư địa cho ngành nuôi biển Việt Nam
58.000 tỷ đồng đầu tư cho cảng cá và khu tránh bão cho tàu cá
|
Nhằm tìm giải pháp khai thác tiềm năng và lợi thế tự nhiên vốn có để phát triển bền vững nuôi biển, ngày 25/11, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam”.
![]() |
Anh Nguyễn Thanh Duy (xã Tri Hải, huyện Ninh Hải) thu hoạch hàu Thái Bình Dương treo dây trong lồng bè ở Đầm Nại. Ảnh : TTXVN |
Cơ hội đầu tư nuôi biển công nghiệp và chế biến thủy sản
Theo báo cáo của Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2022, diện tích nuôi biển của nước ta đạt hơn 256.000 ha, sản lượng đạt gần 750.000 tấn; năm 2023, sản lượng có thể đạt gần 800.000 tấn. Dự kiến trong năm 2023, sản lượng có thể đạt gần 800.000 tấn. Nuôi biển mang lại giá trị kinh tế lớn, đóng góp quan trọng vào mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Diện tích vùng biển Việt Nam khoảng trên 1 triệu km2, trong khi đó diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Nuôi biển còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhưng đến nay vì nhiều lý do cả chủ quan và khách quan nên nuôi biển chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế tự nhiên vốn có.
Hiện nay, diện tích nuôi trồng nhuyễn thể là lớn nhất với 57.000ha, 1 triệu m3 lồng bè, sản lượng đạt 480.000 tấn. Về phục vụ nuôi biển, có 764 cơ sở sản xuất thức ăn cho nuôi biển, trong đó có hơn 100 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp, chiếm hơn 20%. Tổng sản lượng thức ăn hỗn hợp là khoảng 35.000 tấn, trong khi thức ăn tươi sống khoảng 46.000 tấn.
Phát triển nuôi biển biển ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp. Trong đó, nổi cộm là vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi biển chưa tốt, hoạt động nuôi tự phát, phá vỡ quy hoạch còn phổ biến dẫn đến ô nhiễm môi trường, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, khó phát triển đồng bộ.
Công nghệ sản xuất giống, quản lý môi trường vùng nuôi, phòng trị bệnh trên đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế. Hạ tầng phục vụ nuôi biển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ (hệ thống lồng nuôi; thiết bị quan trắc và giám sát môi trường, dịch bệnh; công nghệ thu hoạch và vận chuyển; công nghệ chế biến và phát triển thị trường) chưa phát triển đồng bộ…
![]() |
10 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản thu về gần 7,5 tỷ USD |
Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững.
Trước bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như: Hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung; công nghiệp phụ trợ (thức ăn, thiết bị nuôi); công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn trong hai năm vừa qua, nhưng có thể nói ngành thủy sản vẫn đứng vững. Hết tháng 10.2023, sản lượng đã đạt 7,4 triệu tấn, tăng trưởng trên 3%, trong khi đó năm 2022 lĩnh vực thủy sản đã tăng trưởng 4,88%, trở thành một trụ cột quan trọng trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp (với tỷ trọng gần 30%).
Củ trương phát triển ngành thủy sản là “Chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững... Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT định hướng phát triển ngành nuôi biển theo hướng công nghiệp, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại. Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới.
“Một trong những giải pháp để cụ thể hoá định hướng trên là Bộ NN&PTNT sẽ tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, cơ khí chế tạo, du lịch, tự động hóa với nuôi trồng và chế biến hải sản. Đồng thời, yêu cầu, giám sát các hệ thống nuôi biển phải có công nghệ hòa hợp với môi trường, không gây hại cho hệ sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững’- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Các tin khác

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Mô hình liên kết sản xuất: Đột phá từ hợp tác công tư

Cố vấn JICA nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn”

Xuất khẩu nông sản, thực phẩm và đồ uống Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Kỳ vọng vào nông nghiệp thông minh

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Lâm nghiệp Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh" và bền vững

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh giác chiêu trò sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
