Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Quan chức Fed bất đồng về bước đi tiếp theo

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Trên thực tế mặc dù các chỉ số lạm phát chính đã giảm đáng kể từ năm ngoái, tuy nhiên lạm phát theo thước đo ưa thích cửa Fed hiện vẫn đang cao gấp đôi mục tiêu 2% mà cơ quan này đề ra, trong khi thị trường lao động Mỹ vẫn đang được thắt chặt.
aa

Trong các phát biểu mới đây, nhiều quan chức Fed phát đi tín hiệu có thể tăng lãi suất cao hơn do lạm phát có thể chậm được cải thiện và nền kinh tế mới chỉ có những dấu hiệu suy yếu tạm thời. Tuy nhiên cũng có quan chức lại lo ngại Fed có thể đi quá xa do tác động của các đợt tăng lãi suất trước đây vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào nền kinh tế.

Tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 2-3/5 vừa qua, Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đưa phạm vi lãi suất cho vay qua đêm chuẩn lên 5,0 - 5,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của Fed trong chu kỳ thắt chặt lần này. Song cũng tại cuộc họp này, Fed đã phát đi tín hiệu có thể tạm dừng tăng lãi suất. Hiện các nhà đầu tư cũng đang đặt cược là Fed sẽ duy trì lãi suất trong phạm vi 5,0% - 5,25% tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 13-14/6 tới.

Tuy nhiên trong các phát biểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết, các dữ liệu kể từ cuộc họp đầu tháng 5 cho thấy thị trường việc làm tiếp tục mạnh mẽ và ít tiến triển về mặt lạm phát và theo các quan chức này, việc đảm bảo lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của Fed vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Trên thực tế mặc dù các chỉ số lạm phát chính đã giảm đáng kể từ năm ngoái, tuy nhiên lạm phát theo thước đo ưa thích cửa Fed hiện vẫn đang cao gấp đôi mục tiêu 2% mà cơ quan này đề ra, trong khi thị trường lao động Mỹ vẫn đang được thắt chặt.

“Bạn có thể tự kể cho mình một câu chuyện trong đó lạm phát giảm tương đối nhanh chóng... nhưng nền kinh tế chỉ suy giảm nhẹ”, Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin nói với Reuters hôm 15/5. Nhưng “tôi vẫn chưa bị thuyết phục... Tôi tự hỏi liệu chúng ta có cần tác động nhiều hơn đến nhu cầu để đưa lạm phát xuống mức cần thiết hay không”.

Theo ông những cải thiện về lạm phát là rất chậm, trong khi thị trường lao động chỉ đơn thuần là “từ nóng đỏ chuyển sang nóng”, với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong lịch sử là 3,4%. Chủ tịch Fed Richmond cho biết, với nhiều dữ liệu hơn sẽ được đưa ra trước cuộc họp tiếp theo và bế tắc chính trị về trần nợ công của Mỹ vẫn chưa được giải quyết, ông giữ quan điểm cởi mở, tức có thể ủng hộ tạm dừng cũng như ủng hộ tăng lãi suất hơn nữa tại cuộc họp tiếp theo.

Những phát biểu của Thomas Barkin cho thấy một cuộc tranh luận đang lan rộng trong Fed về bước đi tiếp theo trong chu kỳ tăng lãi suất bắt đầu vào tháng 3/2022 mặc dù sự sụp đổ của ba ngân hàng khu vực đã làm tăng nguy cơ căng thẳng tài chính lan rộng và khiến một số quan chức phải thận trọng.

Fed được kỳ vọng có thể tạm dừng tăng lãi suất
Fed được kỳ vọng có thể tạm dừng tăng lãi suất

Tương tự Chủ tịch Fed tại Minneapolis Neel Kashkari cho rằng, Fed có thể còn nhiều việc phải làm để cố gắng giảm lạm phát trở lại. “Chúng ta không nên bị lừa bởi một vài tháng dữ liệu tích cực”, Kashkari nói với Hội nghị Giao thông vận tải Minnesota & EXPO ở St. Paul, Minnesota. “Chúng ta vẫn đang vượt xa mục tiêu lạm phát 2% và chúng ta cần phải hoàn thành công việc”.

Với Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic, mặc dù cho biết tại thời điểm này ông "có xu hướng" tạm dừng tăng lãi suất để làm rõ tác động của việc thắt chặt tín dụng, bởi tác động của những đợt tăng lãi suất trước đó vẫn chưa được cảm nhận đầy đủ. Bostic cho biết, các doanh nghiệp trong khu vực của ông “đang nói với tôi rằng, chúng tôi nghĩ rằng bạn sắp lạm dụng nó... Đã có một lịch sử lâu dài về việc Cục Dự trữ Liên bang vượt quá chính sách của họ và đẩy nền kinh tế vào một nơi tiêu cực hơn. Tôi thà tránh đó nếu chúng ta có thể”.

Tuy nhiên, Bostic cũng cho biết, ông vẫn sẵn sàng tăng thêm lãi suất nếu cần thiết. “Những phần dễ dàng của việc giảm lạm phát đều đã được xử lý, và giờ chúng tôi đang ở phần khó”, Bostic nói. “Phần khó có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết”. Đặc biệt Bostic bác bỏ quan điểm cắt giảm lãi suất trong năm nay. “Nếu có xu hướng hành động, đối với tôi, sẽ có xu hướng tăng thêm một chút, thay vì cắt giảm”, Bostic cho biết trong một bình luận với CNBC hôm 15/5.

Phát biểu với CNBC, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cũng lo lắng về việc thắt chặt các điều kiện tín dụng sau sự sụp đổ của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác động đầy đủ của việc tăng lãi suất của Fed vẫn chưa được cảm nhận đầy đủ. Vì thế các nhà hoạch định chính sách nên “thận trọng, kiên nhẫn và xem nhiều dữ liệu hơn chúng ta thường làm”, Goolsbee nói. “Chúng ta có vài tuần trước cuộc họp tiếp theo”.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, hôm qua, các mặt hàng liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) và Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tạm ngừng giao dịch do nghỉ lễ liên bang mới (Juneteenth Day). Tuy vậy, dòng tiền vẫn tấp nập chảy về thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc xanh tiếp tục duy trì trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên hôm qua (18/6).
Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sau khi tăng ba phiên liên tiếp, đóng cửa ngày hôm qua, chỉ số MXV-Index tăng hơn 1,2% lên 2.304 điểm. Nhóm năng lượng gây chú ý cho giới đầu tư trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại Trung Đông lại nóng. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có đậu tương, ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.