Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Quản lý tài sản mã hóa, hướng nguồn lực phát triển kinh tế trong nước

Hồng Sơn
Hồng Sơn  - 
Công nghệ blockchain, tài sản mã hoá đã và đang thay đổi sâu sắc cách thức vận hành của nền kinh tế. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức để làm sao quản lý tài sản mã hóa, tạo được nguồn thu mới cho ngân sách để phát triển kinh tế. Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi bên lề hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung" với ông Nguyễn Minh Tuấn - Tổng giám đốc của AFA Capital, Ủy viên Hiệp hội Blockchain Việt Nam về vấn đề này.
aa
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần đảm bảo lành mạnh, hiệu quả Cân nhắc thúc đẩy khung khổ pháp lý cho tài sản số Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho tài sản số

Hiện Việt Nam đứng trước cơ hội gì nếu quản lý được giao dịch tài sản mã hóa, thưa ông?

Nhà đầu tư từ trước đến nay khá là quen thuộc với các kênh đầu tư như cổ phiếu, vàng, bất động sản… Những kênh này đã tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong quá trình đó, các dạng tài sản từ kênh này đều có những biến động nhất định.

Trong khi đó, tài sản mã hóa hiện đang có tốc độ phát triển rất nhanh. Hiện tại, ở những thị trường tài chính phát triển như Mỹ, họ đã nghiên cứu và hình thành các quỹ ETF về các loại tiền mã hóa. Các cơ quan quản lý có nhiệm vụ tạo một kênh đầu tư vào tài sản số, tài sản mã hóa thông qua những phương tiện có thể kiểm soát được. Điều này giúp nhà đầu tư rất nhiều trong việc giảm thiểu các rủi ro về an toàn, pháp lý… khi muốn tiếp cận với dạng tài sản này.

Quản lý tài sản mã hóa, hướng nguồn lực phát triển kinh tế trong nước
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Tổng giám đốc AFA Capital, Ủy viên Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Chúng ta đều nhìn thấy các tài sản mã hóa đang ở một “vùng xám” - chưa được công nhận từ các cơ quan quản lý ở nước ta. Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về mức độ chấp nhận tài sản số. Mỗi năm, nhà đầu tư bỏ vào hàng trăm tỷ USD. Do đó, nếu Việt Nam có thể quản lý được, đây chính là cơ hội.

Tôi nhận thấy Việt Nam đang đi theo đúng lộ trình. Một khung pháp lý, những thiết chế cần được ra đời để làm sao toàn bộ những khoản đầu tư từ tài sản mã hóa của người Việt Nam ở nước ngoài có thể được quản lý và hướng nguồn lực đó để phát triển nền kinh tế trong nước.

Ông đánh giá như thế nào về việc các cơ quản lý đề xuất thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa?

Các biện pháp của Chính phủ đang rất bài bản. Việt Nam đang chuẩn bị thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó sẽ đưa những định nghĩa về tài sản số, tài sản mã hóa vào phạm vi điều tiết của hệ thống pháp lý. Khi có định danh về mặt pháp lý rồi, những cơ chế để vận hành, quản lý sẽ sớm được triển khai.

Ở góc nhìn cá nhân của tôi, nếu Việt Nam có sàn giao dịch tập trung tài sản mã hóa sẽ giải quyết được những vấn đề về nhu cầu đầu tư của người dân, nhu cầu quản lý của nhà nước, thu được thuế và kiểm soát rủi ro cho nhà đầu tư. Đó sẽ là một hướng đi phù hợp.

Quản lý tài sản mã hóa, hướng nguồn lực phát triển kinh tế trong nước
Quang cảnh hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung" mới diễn ra

Ông có thể chia sẻ thêm về giải pháp quản lý thuế đối với những người đầu tư vào loại tài sản này?

Với công nghệ blockchain thì toàn bộ các giao dịch đều được ghi chép lại. Hiểu đơn giản, nếu như ở giao dịch thông thường thì phải có nhà đầu tư, cơ quan quản lý, tất cả giao dịch này đều cần một bên thứ ba đi kiểm tra lại. Với blockchain thì toàn bộ giao dịch đều ghi nhận ở tất cả các bên tham gia, như công ty quản lý quỹ, sàn giao dịch, cơ quan quản lý. Không ai có thể chỉnh sửa được những dữ liệu giao dịch đó. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan quản lý có thể đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, kiểm soát được giao dịch, điều hướng vào các lĩnh vực cần phát triển. Đồng thời, việc quản lý, truy thu thuế từ giao dịch tài sản mã hóa có thể tăng thu ngân sách.

Nhìn rộng hơn, việc tăng thu ngân sách dẫu cũng là một mục tiêu quan trọng, nhưng nếu so với tốc độ tăng trưởng tài sản trong dân thì hiện đang có khoảng cách rất lớn giữa nhu cầu đầu tư với các sản phẩm tài chính trên thị trường. Nếu Việt Nam không sớm đưa ra giải pháp cho người dân có thể đầu tư một cách dễ dàng thì dòng tiền lại quay về những kênh rủi ro, thậm chí chảy ra nước ngoài.

Theo tôi, các cơ quan quản lý cần điều tiết nguồn lực từ những người có vốn ở trong nước. Bởi mục tiêu tăng trưởng hai chữ số thì nguồn lực tài chính, vốn huy động trong dân là quan trọng.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Sau giai đoạn trầm lắng do suy thoái toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi rõ rệt trong quý II/2025. Xuất khẩu tháng 5 đạt tới 3,71 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, toàn ngành đạt hơn 17,5 tỷ USD kim ngạch, tăng 9% so với cùng kỳ, điều này cho thấy đà tăng trưởng mạnh trở lại. Mục tiêu cán mốc 48 tỷ USD xuất khẩu của ngành trong năm nay đang dần trở nên khả thi.
Trưởng dự án Net Zero Vinamilk: Chia sẻ bài học đúc kết từ gần 15 năm “xanh hóa” sản xuất

Trưởng dự án Net Zero Vinamilk: Chia sẻ bài học đúc kết từ gần 15 năm “xanh hóa” sản xuất

Ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk đã có những chia sẻ về sự tích hợp giữa sản xuất, năng lượng và công nghệ được đúc kết trong hành trình “xanh hóa” tại Vinamilk, hướng đến cam kết Net Zero vào 2050.
Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu gắn với xuất khẩu nguyên liệu đang là mô hình đầu tư lợi nhuận cao, ít rủi ro được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một chiến lược dài hạn mang lại dòng thu nhập bền vững và tăng khả năng quốc tế hóa.
VPBankSME, Hilo, Vinatti: Hợp lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

VPBankSME, Hilo, Vinatti: Hợp lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

Tọa đàm “Giải pháp tài chính số cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME” giữa VPBankSME, Hilo và Vinatti mở ra giải pháp toàn diện cho hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa chiến lược số hóa và mở rộng tài chính toàn diện cho khối SME.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Suốt nhiều thập kỷ qua, phòng nhân sự (HR) thường được nhìn nhận như một bộ phận hành chính thuần túy lo thủ tục tuyển dụng, quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, công nghệ thay đổi chóng mặt và thế hệ lao động mới coi trọng giá trị cá nhân hơn thu nhập, vai trò của phòng nhân sự đã và đang được tái định nghĩa một cách sâu sắc.