Sẽ có “cách mạng” trong thanh toán
Kiểm soát hoạt động ví điện tử hạn chế rủi ro | |
Mức nào dùng thanh toán điện tử? |
Mobile money sẽ giúp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam |
Ví điện tử cạnh tranh tiền di động?
Các ngân hàng được giao cho bên đại lý cung ứng một phần các dịch vụ thanh toán như nộp/rút tiền mặt vào/ra tài khoản, thanh toán hoá đơn hàng hoá, dịch vụ... Có thể hiểu rằng, sau khi Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt chính thức được thông qua, tất cả các thuê bao di động có thể tham gia thanh toán điện tử và có thể nộp/rút tiền qua các đại lý thanh toán. Sự xuất hiện của tiền di động được cho là sẽ cạnh tranh với ví điện tử.
Theo Dự thảo Nghị định, tiền di động là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động. Đại diện phía Công ty True Money Việt Nam băn khoăn, dự thảo Nghị dịnh cho phép các doanh nghiệp viễn thông định danh tài khoản tiền di động thông qua tài khoản viễn thông mà không cần qua tài khoản ngân hàng, nhưng đối với ví điện tử thì bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng, vậy liệu có công bằng không khi ví điện tử sẽ gặp khó trong việc mở rộng tệp khách hàng, ảnh hưởng tới thị phần của ví điện tử?
Tuy nhiên khi trao đổi với các chuyên gia, đa phần đều cho rằng đây là vấn đề không thật sự đáng lo ngại. Bởi trên thực tế, giữa ngân hàng và viễn thông là hai lĩnh vực khác nhau. Tiền di động ra đời sẽ phần lớn hướng tới những đối tượng người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái cho lĩnh vực tài chính. Có cạnh tranh nhưng cần phải nhìn nhận rằng đây là cơ hội cho cả hai bên, và mỗi bên đều có lợi thế và phân khúc khách hàng ưu tiên của mình.
Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - đại diện đơn vị soạn thảo khẳng định không có sự phân biệt giữa ví điện tử và tiền di động. Việc bổ sung thêm dịch vụ tiền di động là dịch vụ trung gian thanh toán để các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sau khi được NHNN cấp giấy phép có thể triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (mobile money).
Nội dung bổ sung này thực sự cần thiết giúp cho người người dân có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi với thiết bị di động được kết nối với internet, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Và mạng lưới của công ty viễn thông sẽ giúp hỗ trợ việc cung cấp giải pháp tài chính toàn diện tới cho người dân với chi phí thấp hơn và nhanh hơn.
Phía đơn vị soạn thảo cũng thông tin, việc bổ sung nội dung dịch vụ tiền di động nhận được sự đồng thuận của một số bộ, ngành. Tuy nhiên để quản lý chặt chẽ hình thức này thì vẫn đòi hỏi cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh chặt chẽ trong Nghị định này.
Cần quy định chặt chẽ, đồng bộ
Trong kịch bản thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra một số kiến nghị trong đó có việc cho thí điểm mobile money trong quí I/2020. Theo ông Hùng, nếu cấp phép dịch vụ mobile money cho các nhà mạng viễn thông thì vùng phủ dịch vụ thanh toán điện tử sẽ mau chóng đến 100% người dân. Từ đó thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nhất là vùng xa, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy các công ty Fintech, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp tăng trưởng kinh tế. Tất cả các quốc gia cho phép mobile money đều tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%.
Nhìn từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới thì có thể thấy, quy định pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mobile money. Chính bởi thế, chuyên gia cho rằng việc tạo lập một môi trường cho mobile money có thể phát triển được là cần thiết, nhưng đi cùng với đó phải có sự kiểm soát một cách chặt chẽ và cụ thể. Bên cạnh đó, mobile money cũng cần được xây dựng, phát triển dựa trên sự phù hợp về thị trường ở mỗi quốc gia, với những thể chế khác nhau.
Nói thêm về mobile money, bà Nguyễn Thuỳ Dương - Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Dịch vụ tài chính EY Việt Nam cho rằng, cần có thêm những quy định cụ thể, chi tiết trong thông tư hướng dẫn khi Nghị định được ban hành để đảm bảo cạnh tranh công bằng nhất. Đơn cử như phương thức nạp tiền giữa ví điện tử và mobile money cũng có sự chênh lệch khi mà việc nạp tiền từ ví điện tử chỉ có thể nạp qua tài khoản ngân hàng; trong khi với mobile money có thể nạp qua ngân hàng, qua thẻ cào, nhờ người nạp hộ qua số điện thoại...
Liên quan tới những nội dung tại Dự thảo, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Dự thảo cần được hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của doanh nghiệp. Dự thảo đưa ra nhiều quy định có thể coi là điều kiện kinh doanh mới như đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán không qua tài khoản hay đại lý thanh toán.
Theo bà Thảo, đây là các ngành nghề kinh doanh chưa nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, do đó cần có sự cân nhắc khi xây dựng quy định cho đồng bộ. Thêm nữa, một số điều kiện kinh doanh trong Dự thảo cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn để tạo sự thuận lợi cho doanh nghiêp khi áp dụng.
Phía Techcombank cũng nhận thấy, cần có cơ chế kiểm soát số lượng đại lý thanh toán của các tổ chức này vì trong trường hợp bên đại lý thanh toán không hợp tác công bố thông tin thì bên giao đại lý rất khó để kiểm soát việc mình là bên giao đại lý đầu tiên hay thứ mấy.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 25 Dự thảo quy định: bên giao đại lý có trách nhiệm công bố công khai các danh sách bên đại lý thanh toán đã ký kết hợp đồng trên trang thông tin điện tử và ứng dụng của ngân hàng. Theo đại diện Techcombank, Trước khi ký hợp đồng đại lý với bên đại lý thanh toán không phải là TCTD, bên giao đại lý phải kiểm tra tất cả các trang thông tin của các bên giao đại lý khác để đảm bảo quy định này.