Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách và tổ chức lại hệ thống y tế
Phát biểu điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, ngày 25/5, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Tiếp đó vào chiều 26/5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung này. Quốc hội sẽ dành toàn bộ thời gian sáng 13/6 cho thảo luận để hoàn thiện dự án Luật.
Cần tổ chức lại hệ thống y tế
Khẳng định sự cần thiết sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhằm khắc phục nhất bất cập hạn chế, nhất là đã bộc lộ trong giai đoạn phòng chống đại dịch COVID-19 vừa qua, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng, việc hoàn thiện Luật vừa làm kim chỉ nam cho Ngành y tế vượt qua khó khăn trước mắt, cũng là định hướng cho phát triển lâu dài.
![]() |
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà |
Góp ý cụ thể về hệ thống cơ sở khám bệnh chữa bệnh chia 3 cấp như Dự thảo (cấp ban đầu, cấp cơ bản, cấp chuyên sâu), đại biểu cho rằng, nội dung sửa đổi phù hợp với Nghị quyết của trung ương. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần bổ sung nguyên tắc sắp xếp lại cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; quan tâm khám chữa bệnh ban đầu.
Dự thảo Luật cũng chưa có định nghĩa về y tế cơ sở, chưa rõ phạm vi y tế cơ sở, mối liên hệ y tế cơ sở và cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Việc phân bổ trạm y tế theo địa giới hành chính là không phù hợp, nhất là tại các thành phố lớn khi quy mô dân số hơn 100.000 dân nhưng vẫn chỉ có 1 trạm y tế. Do đó, tổ chức lại hệ thống y tế là giải pháp căn cơ song cần mô hình cụ thể.
Khám chữa bệnh ban đầu cần được xây dựng theo mô hình y học gia đình kết hợp khu vực tư nhân và trạm y tế, đặc biệt kết nối giữa khám chữa bệnh ban đầu với các tuyến trên, quản lý bệnh nhân theo chiều dọc, hài hòa nguồn thu giữa các tuyến… Ngoài ra, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cũng đề nghị bổ sung quy định về khám chữa bệnh ngoài địa điểm hành nghề; quy định xã hội hóa cần rõ cơ chế huy động thu hút xã hội hóa trong khám chữa bệnh.
Khó có thể hoàn thành cùng lúc nhiệm vụ quản lý và chuyên môn
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) cho rằng, dự án Luật được xem xét trong bối cảnh ngành y tế đang trải qua khủng hoảng. Trong lúc dịch bệnh COVID-19 chưa hoàn toàn chấm dứt, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đang rất khó khăn thì tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra ở nhiều nơi do sợ sai, sợ vi phạm trong đấu thầu mua sắm.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Công Long |
Theo đại biểu, thể chế pháp luật không rõ ràng được cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vì vậy, vấn đề đổi mới quản trị y tế công là rất cấp thiết. Việc sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh lần này phải giải quyết những bất cập trong hệ thống y tế, như mô hình kiêm nhiệm giữa chuyên môn và điều hành bệnh viện công. Việc bác sỹ vừa làm quản lý vừa làm chuyên môn sẽ rất áp lực và khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Khi vào phòng mổ, bác sỹ chỉ tập trung chuyên môn cứu chữa người bệnh nhưng nếu kiêm nhiệm quản lý, họ sẽ bị phân tâm bởi gói thầu A, hợp đồng B…
Để hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, y tế công lập hiệu quả, cần giải quyết được các rào cản thể chế và nhận thức. Về nhận thức, trước thực trạng đã và đang diễn ra, việc đổi mới quản lý bệnh viện là cấp thiết. Trong khi đó về thể chế, cần đưa nội dung sửa đổi, bổ sung về đổi mới quản lý vào dự thảo Luật lần này để xử lý các bất cập.
Cụ thể, đại biểu Nguyễn Công Long đề xuất ban soạn thảo bổ sung quy định hoạt động chuyên môn và quản lý bệnh viện công; đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn hóa các chức danh quản lý, điều hành bệnh viện bên cạnh các quy định về điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh. Cần xem xét quy định các tiêu chuẩn về nhân lực quản lý, xem đây là một tiêu chí bắt buộc nhằm đánh giá chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn chung thế giới.
Ngoài ra, đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đề xuất thực hiện mô hình tự chủ tài chính và tự chủ bộ máy quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo quy hoạch đã nghiên cứu giai đoạn trước đây.
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, hoạt động mua sắm thuốc men, vật tư, sinh phẩm... đang bị đứt gãy nghiêm trọng khiến hoạt động khám chữa bệnh đang bị ảnh hưởng rất lớn và thiệt thòi xảy ra cho chính bệnh nhân, cho chính người dân. Những quy định của luật pháp không còn phù hợp, thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ là một phần nguyên nhân.
Do đó, việc Ban soạn thảo đã tiếp thu hầu hết các ý kiến góp ý để sửa chữa, bổ sung những vấn đề luật hiện hành bị thiếu, không cập nhật trong dự thảo Luật được đại biểu Nguyễn Anh Trí đánh giá cao. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm tại Điều 18 về chức danh nghề nghiệp cần bổ sung thêm đối tượng “y sỹ, y học cổ truyền” – với lưu ý đối tượng này rất nhiều và không phải tất cả đều là lương y.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Anh Trí |
Bên cạnh đó tại Điều 42 quy định hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung thêm hình thức là các loại hình trung tâm y tế, trung tâm sức khỏe, trung tâm chẩn đoán.
Ngoài ra, quy định về khám, chữa bệnh từ xa không được soạn thảo đầy đủ trong dự thảo Luật. Cụ thể, chỉ duy nhất ở Điều 55 khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ chữa bệnh từ xa đề cấp rất ít. Việc quy định như vậy là không đủ, thiếu tầm nhìn và nếu Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi lần này nếu được thông qua thì sẽ có nhiều điều bất lợi xảy ra. Do đó đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tập trung soạn thảo một cách đầy đủ, chặt chẽ và khả thi quy định về khám chữa bệnh từ xa, có thể dành một chương để triển khai bổ sung thêm các nội dung đã đề cập.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ tập trung mọi sức lực giải quyết những vấn đề cấp bách của y tế như về nhân lực, cơ chế bảo vệ, đảm bảo quyền lợi hợp lý cho cán bộ y tế về các biện pháp ngăn chặn tiêu cực trong ngành y và đặc biệt hơn là cả hoàn thiện thể chế, đồng bộ những vấn đề về pháp lý trong ngành y tế.
Trong đó trước mắt, cần triển khai nội dung trong các Nghị quyết 30, Nghị quyết 43 của Quốc hội, Nghị quyết 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mua sắm để khám, chữa bệnh và dũng cảm để soi xét những vấn đề sai phạm cho thấu lý đạt tình. Ưu tiên sửa đổi các văn bản pháp như Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Phòng, chống dịch và những luật khác có liên quan như Luật Đấu thầu mua sắm, Luật Tài sản công, kể cả những nghị định, thông tư có liên quan, đặc biệt những vấn đề như xã hội hóa tự chủ bệnh viện…
Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu, dự kiến được xem xét thông qua tại Kỳ họp cuối năm.
Các tin khác

Quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 5/2023

Bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số

Báo cáo giám sát về công tác phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Bảo vệ người tiêu dùng: Băn khoăn điều kiện được giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn

Đại biểu Quốc hội: Cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp

Muốn tháo gỡ vướng mắc cần phải sửa Luật Đầu tư công

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Ngân hàng và doanh nghiệp phải đi chung một đường!

Cần quy định cụ thể danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá

Chậm phân bổ vốn đầu tư công: Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm người đứng đầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cử tri và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
