Thập kỷ già hóa khỏe mạnh ở ASEAN: Vai trò của việc chủng ngừa cho mọi lứa tuổi
Chức năng miễn dịch của con người suy giảm theo tuổi tác, làm tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm và viêm phổi, có thể biểu hiện thành các nguy cơ và biến chứng sức khỏe khác. Tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp can thiệp tiết kiệm nhất hiện nay để bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Ông Chris Humphrey |
Mặc dù có những lợi ích rõ ràng như vậy, các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn đi sau phần còn lại của thế giới về tỷ lệ chủng ngừa cho mọi lứa tuổi - thấp hơn đáng kể so với mục tiêu đạt tỷ lệ tiêm chủng 75% do Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.
Ông John Jackson, Chủ tịch WPPF cho biết: “Trong khi khu vực này tập trung vào xử lý đại dịch COVID-19, và đây là công việc khẩn cấp phải làm, chúng ta cũng cần chú ý đến một vấn đề cấp bách khác – vấn đề dân số đang già hóa. Khi già đi, chúng ta dễ bị các biến chứng về sức khỏe hơn. Tiêm chủng có thể ngăn chặn nhiều loại bệnh tật ở người cao tuổi. Tuy nhiên, vai trò và giá trị của việc chủng ngừa cho mọi lứa tuổi hoặc tiêm chủng ở mọi giai đoạn của cuộc đời sau giai đoạn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Báo cáo ngày hôm nay cung cấp điểm khởi đầu để các chính phủ trong khu vực thực hiện những thay đổi chính sách nhằm tiếp thêm sức mạnh cho các nền kinh tế và đảm bảo quá trình dân số già hóa khỏe mạnh”.
Báo cáo, được xây dựng với sự đóng góp bởi các chuyên gia trong khu vực, đưa ra các khuyến nghị:
Thừa nhận việc chủng ngừa cho mọi lứa tuổi là một phần quan trọng của quá trình dân số già hóa khỏe mạnh và dành nguồn lực để thực hiện việc chủng ngừa cho mọi lứa tuổi như một phần của chính sách dân số già hóa khỏe mạnh.
Thu hút chuyên môn và kiến thức của các cơ sở y tế / tiêm chủng và tận dụng ảnh hưởng của các cơ sở này để vận động việc chủng ngừa cho mọi lứa tuổi.
Hỗ trợ các hoạt động ở cấp cơ sở để chia sẻ thông tin liên quan về hiệu quả và sự an toàn của vắc xin, cũng như giúp thu hẹp khoảng cách số để người cao tuổi có thể tiếp cận thông tin và các vấn đề khác liên quan đến tiêm chủng
Cải thiện khả năng tiếp cận của cộng đồng đến các điểm tiêm chủng, đảm bảo để những người mong muốn có thể được tiêm chủng một cách thuận tiện - tại các địa điểm thích hợp nhất với lịch trình sinh hoạt hàng ngày của họ
Hỗ trợ cho khu vực tư nhân thông qua việc bổ sung tiêm chủng hàng năm vào các chương trình phúc lợi cho nhân viên, đồng thời các công ty bảo hiểm thiết kế các các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có chi trả cho chi phí tiêm chủng.
Ảnh minh họa |
Ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN, cho biết: “Mặc dù tuổi thọ của chúng ta đang được nâng cao, nhưng không có nghĩa là chúng ta đang sống khỏe mạnh hơn. Báo cáo này cho thấy những lợi ích mà chúng ta có thể gặt hái được khi tạo điều kiện tốt cho một nhóm dân số lớn tuổi có thể làm việc hiệu quả hơn, khỏe mạnh hơn. Khu vực Đông Nam Á cần bắt đầu lập ngay kế hoạch để đảm bảo rằng chúng ta thực hiện hành động chính sách đúng đắn - bao gồm cả việc chăm sóc dự phòng.”
Ông Eric Mansion, Tổng Giám đốc Khu vực Châu Á, Sanofi Pasteur cho biết:“Sức khỏe là tài sản của mỗi người nhưng việc bảo vệ những người lớn tuổi không chỉ là tác động tài chính – việc đảm bảo dân số già hóakhỏe mạnh cho phép người cao tuổi tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt và đóng góp tích cực cho xã hội và nhiều hơn thế nữa. Cần khẩn trương ưu tiên việc chủng ngừa cho mọi lứa tuổi như một phần quan trọng của các chính sách về dân số già hóa khỏe mạnh ở Đông Nam Á, nhằm giảm bớt tác động của các cộng đồng đang già hóa và để bảo vệ chống lại các bệnh dịch có thể phòng ngừa bằng vắc xin”.
Ông Jackson nói thêm:“Mặc dù việc tiếp tục triển khai các chương trình chủng ngừa cho mọi lứa tuổi sẽ là một nỗ lực tốn kém và phức tạp về mặt hậu cần, nhưng giải pháp thay thế sẽ đắt hơn nhiều và không chỉ về mặt tài chính. Thời gian không còn nhiều, và chúng ta phải hành động nhanh chóng, dứt khoát để giải quyết các vấn đề có nguy cơ tác động xấu đến quá trình già hóa khỏe mạnh của người dân.”