Thay đổi cách tiếp cận trong quản lý để thúc đẩy Fintech phát triển
Nhà băng, fintech “chạy đua” trên mạng xã hội Triển vọng thị trường tài chính Việt Nam 2024 Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho biết, sự phát triển nhanh chóng của Fintech trong thời gian gần đây đã mang đến nhiều thay đổi trong lĩnh vực tài chính. Thị trường tài chính cũng đã chứng kiến sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ vào Fintech. Tuy nhiên, mức độ phát triển và đầu tư Fintech không đồng đều giữa các khu vực, trong đó riêng lĩnh vực ngân hàng thì công nghệ tài chính đang rất phát triển. Fintech đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với các ngân hàng, thúc đẩy các nhà băng chuyển đổi số nhanh hơn.
![]() |
TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng phát biểu tại Hội thảo |
Dù có nhiều tiềm năng nhưng tại Việt Nam, Fintech hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Minh chứng là Việt Nam chỉ có khoảng 250 công ty Fintech, trong đó có 176 công ty Fintech startup. Trong khi đó, Singapore có hơn 1.100 công ty; Indonesia có hơn 500 công ty; Malaysia có 376 công ty; Thái Lan có 216 công ty; Philippines 194 công ty…
Nhóm nghiên cứu chỉ ra, một trong những nguyên nhân khiến Fintech tại Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng đó là khung pháp lý về các công nghệ tài chính và công ty Fintech tại Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn sơ khai. Theo quan sát và nhận định của nhóm nghiên cứu, Việt Nam đang sử dụng cách tiếp cận chờ đợi và quan sát để quản lý lĩnh vực Fintech, khi các cơ quan quản lý chủ yếu vẫn đang thực hiện nghiên cứu thị trường và quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường phát triển hơn. Một trường hợp ngoại lệ trên thị trường là với lĩnh vực thanh toán, khi Việt Nam đã sử dụng các tiếp cận thử nghiệm và học hỏi.
![]() |
Đại diện nhóm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu |
Chính vì vậy, trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu đề xuất, Việt Nam nên chuyển đổi cách tiếp cận chờ đợi và quan sát hiện nay sang các cách tiếp cận chủ động hơn. Ưu điểm của cách tiếp cận chờ đợi và quan sát là tạo ra môi trường để các Fintech, công nghệ tài chính được phát triển tự do. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đánh giá việc thiếu hành lang pháp lý lại là lý do chính kìm hãm sự phát triển của thị trường Fintech.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, kinh nghiệm quốc tế (đặc biệt là tại Philippines và Kenya) cho thấy Việt Nam có thể sự dụng cách tiếp cận “thử nghiệm và học hỏi” để quản lý Fintech. Cách tiếp cận này cho phép các cơ quan quản lý vừa có thể kiểm soát các rủi ro của Fintech (có thể bằng cách cho ứng dụng trong phạm vi hẹp), vừa có thời gian để thu thập thông tin, tìm ra phương án quản lý tối ưu.
Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với NHNN Việt Nam để sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech (Sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Đồng thời quá trình vận hành khung khổ này cung cấp cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý, ban hành quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi, thích ứng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Cơ chế này cũng cần quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm để vừa khuyến khích đổi mới, sáng tạo, vừa có thể kiểm soát và sớm dừng những mô hình, sản phẩm không hiệu quả. Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các mô hình cho Fintech trong lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm để xây dựng một hệ sinh thái Fintech hoàn chỉnh, đa dạng.
Về phía NHNN cần rà soát, nghiên cứu sửa đổi hoặc bổ sung các quy định về liên quan tới hoạt động của tổ chức không phải ngân hàng trong hoạt động trung gian thanh toán, ngân hàng đại lý trong hoạt động thanh toán, chuẩn kết nối Open API... Bộ Tài chính đầu mối nghiên cứu và tham mưu Chính phủ các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế và ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp Fintech startup, đặc biệt trong giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ khác cũng cần được đẩy mạnh như tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng về viễn thông, mạng internet, kết nối 5G. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia cũng như ban hành các quy định cho phép các định chế tài chính và công ty Fintech truy cập, sử dụng kho dữ liệu này. Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học để cải thiện nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao trong cả mảng tài chính và công nghệ.
Các tin khác

TƯỜNG THUẬT: Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"

NHNN chi nhánh Khu vực 6 đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn, hiệu quả

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Sáng 20/3: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Niềm tự hào của người SHB

Bài 2: Giáo dục tài chính và “4 khó”, “4 dễ”

Sáng 19/3: Tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm nhẹ

23 ngân hàng thương mại giảm lãi suất kể từ ngày 25/2

Sáng 18/3: Tỷ giá trung tâm giảm 1 đồng

Bảo vệ nhà đầu tư tài chính trước tội phạm công nghệ cao

Phó thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú làm việc với hệ thống ngân hàng Khu vực 10

NHNN Chi nhánh Khu vực 7: Bảo đảm hoạt động ngân hàng thông suốt, an toàn, hiệu quả

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng “hạt nhân” đồng bằng sông Hồng

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
