Thêm một sáng kiến bảo vệ môi trường
![]() | Đề xuất mới về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường |
Ô nhiễm nhựa hiện đang là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và vấn đề rác thải nhựa cũng đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt. Cứ mỗi phút có 1 triệu chai nước uống bằng nhựa được bán ra trên khắp thế giới và có tới 5 nghìn tỷ túi nhựa sử dụng một lần được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm. Nhưng một nửa tổng số nhựa được thiết kế để sử dụng một lần và sau đó vứt đi. Trong tổng số nhựa từng được sản xuất, chỉ 9% chất thải nhựa được tái chế, khoảng 12% bị thiêu hủy, trong khi phần còn lại 79% được tích lũy trong các bãi chôn lấp, bãi rác hoặc môi trường tự nhiên. Ô nhiễm nhựa gây thiệt hại to lớn cho môi trường và hệ sinh thái. Rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, phá hủy hoặc làm suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là các vùng biển.
Riêng tại Việt Nam, dù tỷ lệ sử dụng nhựa bình quân trên đầu người không cao như nhiều nước phát triển trên thế giới, nhưng với quy mô dân số gần 100 triệu dân cùng với hệ thống hạ tầng quản lý chất thải rắn chưa hoàn thiện thì vấn đề rác thải nhựa là thách thức rất lớn mà những quốc gia đang phát triển như Việt Nam đang phải đối mặt.
![]() |
Chung tay xử lý rác thải nhựa hiệu quả vì một thế giới xanh |
Trong bối cảnh việc tiêu thụ sản phẩm nhựa tiếp tục gia tăng gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường, phát triển kinh tế, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng 3 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam), Tập đoàn SCG và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam vừa tiên phong đề xuất sáng kiến hợp tác công-tư, xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa nhằm chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội giúp giải quyết các vấn đề chung của xã hội ở cấp quy mô toàn quốc.
Trọng tâm của sáng kiến này xoay quanh 4 nội dung: Nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại rác tại nguồn; hỗ trợ các hoạt động phân loại rác tại nguồn và tái chế rác thải nhựa; tăng cường đổi mới công nghệ và giải pháp tái chế rác thải nhựa; tăng cường đối thoại và xây dựng chính sách hỗ trợ kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam.
Đó không chỉ là trách nhiệm và sự chủ động của Dow Việt Nam, SCG và Unilever Việt Nam trong việc đồng hành cùng Bộ TN&MT chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm về thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, mà còn là sự khẳng định rằng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở thành một phần quan trọng của giải pháp, nhằm thúc đẩy phân loại, tái chế chất thải nói chung và rác thải nhựa một cách hiệu quả nhất.
Lần đầu tiên một Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam hứa hẹn đem đến nhiều thay đổi tích cực cho môi trường tự nhiên và tạo động lực phát triển nền kinh tế tuần hoàn cũng như phát triển bền vững tại Việt Nam.
Không dừng lại ở thiết lập hợp tác công tư, Bộ TN&MT còn kết hợp với Tổng cục Hải quan trong công tác phòng, chống buôn lậu các hóa chất có thể gây hại cho môi trường như HCFC. Được biết, từ năm 2013, hai cơ quan đã phối hợp, trao đổi thông tin về một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng HCFC không có giấy phép. Từ đó, ban hành cảnh báo trên phạm vi toàn quốc với doanh nghiệp nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ozon, để trong giai đoạn 2 của Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HCFC, nhằm hỗ trợ loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC ở Việt Nam theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Motreal, đóng góp thiết thực vào thực hiện thành công các nghĩa vụ của Việt Nam với quốc tế.
Tuy nhiên về lâu về dài, chỉ kêu gọi, vận động thôi chưa đủ, mà cần có chế tài, biện pháp mạnh, đánh vào kinh tế, dùng công cụ kinh tế để tạo đột phá trong bảo vệ môi trường.
PGS – TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược - Chính sách tài nguyên và Môi trường cho biết, nhiều nước trên thế giới như Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan… đã áp dụng hiệu quả quy định về phí ô nhiễm không khí, phí ô nhiễm nước, phí rác thải, phí sử dụng môi trường, thuế môi trường, phí sản phẩm… Những công cụ kinh tế này dựa trên nguyên tắc thị trường, sẽ tối thiểu hóa chi phí làm giảm ô nhiễm so với công cụ dựa vào quy định; đồng thời khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm đầu tư đổi mới công nghệ.
Ở chiều ngược lại, đây cũng là cách thể chế hóa nguyên tắc: người gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên phải trả chi phí khắc phục và tái tạo, người sử dụng, hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường phải trả tiền. Từ đó, điều chỉnh hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng, tạo nguồn thu ngân sách hoặc nguồn tài chính để cung cấp các hàng hóa và dịch vụ môi trường.
Trên thực tế, bất cập về công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam nằm ở chỗ, thuế môi trường, phí môi trường hay các hình thức ký quỹ phục hồi môi trường chưa được thể hiện đầy đủ và chưa sát với thực tiễn để huy động đủ nguồn lực đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế trong quy định phân bổ và sử dụng nguồn thu từ thuế, phí và các nguồn tài chính khác cho bảo vệ môi trường…
Nếu cả cộng đồng cùng sát cánh bên cạnh các doanh nghiệp, cơ quan, ban, ngành bảo vệ môi trường, hạn chế sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, với mục tiêu chung là cứu lấy sự sống trên hành tinh đồng nghĩa mỗi người đã tự cứu lấy cuộc sống của chính mình!
Các tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025: Thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch và đầu tư

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4

Prudential Việt Nam chi trả 14.304 tỷ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm

Để Quảng Ninh trở thành bệ phóng cho ngành công nghiệp cơ khí

Từ ngày 15/4 sẽ bãi bỏ 11 Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
