Thị trường y dược Việt hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
Đầu năm 2022, các Công ty Sri Avantika Contractor Ltd., SMS Pharmaceuticals Ltd. (Ấn Độ) và Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển khu công nghiệp - đô thị Đại An (Hải Dương, Việt Nam) đã ký quyết định hợp tác đầu tư Dự án Công viên dược phẩm quốc tế Việt - Ấn. Đây là một trong những dự án về dược phẩm lớn nhất Việt Nam với diện tích 960 ha, được 2 doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư với tổng vốn lên đến 10-12 tỷ USD, sẽ là “đòn bẩy chiến lược” để đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm nghiên cứu, phát triển, sản xuất dược phẩm hàng đầu của Đông Nam Á và thế giới.
Đón đầu tiềm năng phát triển của thị trường y dược Việt Nam, nhiều tập đoàn dược phẩm đa quốc gia như: AstraZeneca, Sanofi, Raphael Labs, Nipro Pharma Vietnam, Daiichi Sankyo gần đây đã quyết định tiếp tục rót vốn nhằm tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vừa qua, tại Diễn đàn hợp tác Việt - Hàn (VIKO30) do Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại TP. HCM, 30 đại diện trong Hiệp hội cùng hơn 50 doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, các tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt quan tâm, chú trọng, tìm kiếm đối tác trong nước để hợp tác đầu vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, năng lượng tái tạo, công nghệ cao...
Đại diện Sở Y tế TP. HCM, ông Lê Ngọc Danh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Dược cho biết, thị trường dược phẩm Việt Nam đang được định giá khoảng 6,2 - 6,4 tỷ USD/năm. Trong đó, thị trường dược phẩm TP.HCM chiếm 30 - 40% của cả nước. TP.HCM cũng là tuyến cuối trong khám, chữa bệnh của khu vực phía Nam. Với tỷ lệ này, thị trường y dược TP.HCM hiện có quy mô khoảng 2 tỷ USD, rất nhiều tiềm năng để hợp tác đầu tư và phát triển.
Đầu tư tư nhân vào lĩnh vực y dược được dự báo ngày càng tăng, bởi nhu cầu người dân về các dịch vụ y tế cao cấp tăng nhanh.
Cũng theo các chuyên gia, thị trường y tế, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam là khá lớn với quy mô khoảng 12-15 tỷ USD, số tiền người dân chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe tăng bình quân là trên 10% tổng thu nhập mỗi năm.
Có thể thấy, đây là một mảnh đất khá màu mỡ. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thông qua con đường ngoại giao, xúc tiến thương mại, M&A… để xâm nhập vào lĩnh vực y dược trong nước nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư.
Tổ chức UQVIA Institute đã xếp Việt Nam vào nhóm Pharmerging Market - nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới. Doanh thu từ dược phẩm dự kiến đạt 7,51 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 1,78% GDP và 32,2% chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR trong giai đoạn 2020-2025 là 8%.
Trước đó, một tổ chức khác là BMI Research cũng dự báo quy mô của thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo VND.
Theo Bộ Y tế, hiện các dự án được ưu tiên đầu tư trong ngành chăm sóc sức khoẻ tập trung vào phát triển cơ sở khám chữa bệnh, y tế dự phòng, dược, trang thiết bị, đào tạo, an toàn thực phẩm, y tế cơ sở, công nghệ thông tin, quản lý môi trường y tế... Điều này hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, quy hoạch tổng thể quốc gia, ngành, vùng và tỉnh nhằm tạo động lực và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào y dược.
Ngoài ra, ngành này sẽ đổi mới cơ cấu và phương thức đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế, đa dạng hoá các hình thức hợp tác công - tư, bảo đảm minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở y tế, tập trung vào cung cấp dịch vụ cao cấp, kỹ thuật cao, dịch vụ theo yêu cầu.
Qua nhiều cuộc khảo sát cho thấy, sức khỏe hiện tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam. Theo đó, người Việt Nam coi sức khỏe, giáo dục, công việc ổn định… là những điều quan trọng nhất. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao thời gian gần đây không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm và rót vốn vào lĩnh vực y khoa.
Bàn về vấn đề này, một chuyên gia cho biết, tiềm năng tăng trưởng của ngành dược phẩm tại Việt Nam được đánh giá cao vì thu nhập người dân đang tăng cao hơn, dân số đang bước vào giai đoạn già hóa khiến các vấn đề về sức khỏe ngày càng được chú trọng. Vì vậy, chi tiêu cho các nhu cầu về sức khỏe cũng tăng theo.
Chi phí cho y tế của Việt Nam dự kiến đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ USD vào năm 2030. Thuốc kê đơn được kỳ vọng sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số của ngành dược phẩm trong những năm tới, do nhu cầu chữa bệnh tăng cao, do mở rộng bảo hiểm y tế và nhân khẩu học trong cả nước. Chính vì vậy, ngành dược phẩm đang hứa hẹn là lĩnh vực thu hút nhiều nguồn vốn của các nhà đầu tư quốc tế, tạo động lực phát triển cho nền y dược Việt Nam.
Các tin khác

An ninh mạng thách thức doanh nghiệp Việt

Ngành gỗ Việt Nam trước thách thức thuế quan mới của Mỹ

Thích ứng và hợp tác để vượt qua cơn bão thuế quan

Để doanh nghiệp Việt làm chủ công nghiệp đường sắt

Bộ Công Thương: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề thuế quan

UOB Việt Nam cấp tín dụng xanh cho thủy sản Nam Việt thúc đẩy nuôi trồng bền vững

Hoãn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất đến hết năm 2025

Smart Train và CFA Institute hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao về đầu tư tài chính

Ngành xi măng Việt Nam: Lời giải nào cho bài toán cung vượt cầu?

Ngành điện kỳ vọng khởi sắc trong năm 2025 sau một năm phân hóa lợi nhuận

Minh bạch tài chính - yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả

Kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp TP. Huế và Tập đoàn Central Retail

Điều tra doanh nghiệp năm 2025: “Khám tổng thể” sức khỏe doanh nghiệp

Áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc

FiinRatings nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của F88 từ “Ổn định” lên “Thuận lợi”
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo
3 tháng đầu năm lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
