Thiệt hại gần 16.357 tỷ đồng do tai nạn lao động
Xử phạt 3 công ty liên quan tới vi phạm công bố thông tin Đề xuất tăng 6% tương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7 Cảnh báo công ty môi giới tuyển lao động sang Hàn Quốc trái quy định |
Trong năm 2023, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, giảm 324 vụ so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động có người chết được thống kê là 662 vụ, giảm 58 vụ so với năm trước đó; trong đó số người chết bởi tai nạn lao động là 699 người, giảm 55 người so với năm 2022.
Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản ước tính gần 16.357 tỷ đồng và hơn 149.770 ngày công, chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động. Đáng chú ý, tình hình tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động có dấu hiệu gia tăng về số vụ, số người bị nạn.
Các vụ tai nạn lao động năm 2023 giảm nhẹ so với năm trước đó |
Để làm giảm tai nạn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra một số giải pháp, kiến nghị: các bộ, ngành chỉ đạo các các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, khoáng sản, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy,...
Bộ Y tế tăng cường triển khai hướng dẫn và đôn đốc việc thống kê tai nạn lao động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo khoản 4 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 25 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo đúng quy định; tăng cường, kiểm tra, chấn chỉnh việc quan trắc môi trường lao động.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường thanh, kiểm tra chấp hành quy định an toàn lao động. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn lao động cho từng ngành nghề, và lĩnh vực.
Với các doanh nghiệp, Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng tới các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.