Đề xuất tăng 6% tương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7
Thận trọng trong điều hành giá trước thời điểm sắp tăng lương cơ sở Sớm báo cáo phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 Đề xuất lùi thời gian trình phương án tăng lương tối thiểu năm 2024 |
Bộ LĐTB&XH đang đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu tháng và giờ thêm 6% so với hiện hành từ ngày 1/7, theo khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Nếu được thông qua, lương tối thiểu tháng vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng. Hiện tại, lương tối thiểu của các vùng đang dao động 3,25 - 4,68 triệu đồng.
Lương tối thiểu giờ tăng tương ứng 6%, dao động 16.600 - 23.800 đồng. Cụ thể, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 lên 18.600 đồng; vùng 4 lên 16.600 đồng.
Đối tượng áp dụng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống của người lao động |
Bộ LĐTB&XH cho rằng, năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định 4 mức lương tối thiểu vùng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 1/7/2022. Theo đó, mức lương tối thiểu tháng được điều chỉnh tăng bình quân 6% so với năm 2020. Mức lương tối thiểu này đã bảo đảm được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình; góp phần mở rộng độ bao phủ của tiền lương tối thiểu đến những nhóm lao động làm việc linh hoạt, bán thời gian mà trước đây chưa được bảo vệ; phù hợp khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh vừa trải qua thời gian dài bị tác động bởi đại dịch; hỗ trợ tích cực việc phục hồi thị trường lao động, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá trị thực tế của tiền lương bị suy giảm dần theo thời gian do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt. Dự kiến CPI năm nay tăng 4-4,5%, mức lương tối thiểu hiện hành sẽ không còn đảm bảo đời sống lao động nên cần sớm điều chỉnh.
Mức tăng 6% được Bộ LĐTB&XH đánh giá "hài hòa giữa hai bên (doanh nghiệp và lao động), cơ bản đảm bảo mức sống tối thiểu năm 2025". Đồng nghĩa Bộ đã phần nào tính toán một phần CPI của năm sau vào mức sống tối thiểu để lao động thụ hưởng trong năm nay.
Bên cạnh việc tăng lương tối thiểu, địa bàn phân vùng cũng sẽ được điều chỉnh. Cụ thể:
- Điều chỉnh từ vùng 2 lên vùng 1 đối với: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Điều chỉnh từ vùng 3 lên vùng 2 đối với: thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.
- Điều chỉnh từ vùng 4 lên vùng 3 đối với: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.