Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thủ tướng: Các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

LĐ
 - 
Chiều 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và một số dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
aa
Thủ tướng yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ và các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; về tình hình triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về tình hình triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho biết, thực hiện các nghị quyết của Trung ương, kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đã trình kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV thông qua Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (được xác định là 2 luật gốc của nền hành chính), trong đó quy định rõ nguyên tắc về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

Đồng thời, Luật đã giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tính chất ủy quyền lập pháp, để giải quyết những vấn đề ưu tiên, cấp bách trong thực hiện phân cấp, phân quyền.

Cũng tại kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 4 luật, 11 nghị quyết; và Chính phủ cũng ban hành theo thẩm quyền 124 nghị định, 52 nghị quyết, trong đó thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, định hướng và nội dung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền (một số lĩnh vực thực hiện phân cấp, phân quyền liên tục, triệt để, nổi bật như: Đầu tư, thu hút đầu tư; đổi mới thủ tục, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức, biên chế; công chức, viên chức…).

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện để trình Quốc hội 34 dự thảo luật, 11 nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định hoặc ban hành theo thẩm quyền để thực hiện phân cấp, phân quyền và triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục khẩn trương rà soát trong lĩnh vực quản lý để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hơn nữa cho các địa phương, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý cần tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, cùng với phân cấp, phân quyền cho địa phương, các cơ quan ở Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch; thể chế, pháp luật; cơ chế, chính sách phát triển, huy động nguồn lực; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát; tổng kết, khen thưởng, kỷ luật).

Cho ý kiến về các nội dung cụ thể trong các dự án luật, đề nghị xây dựng luật để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật cần quán triệt sâu sắc, kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa đầy đủ để triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng.

Thủ tướng lưu ý, trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng lưu ý, trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hồ sơ các dự án luật, đề nghị xây dựng luật cần làm rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, những nội dung phân cấp, phân quyền, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Thủ tướng lưu ý, trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Đồng thời, phải đảm bảo 6 rõ: "Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm" trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật.

Tin liên quan

Tin khác

Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Báo toàn quốc 2025 đã bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi. Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đã đạt Giải C - giải “Sự kiện, hoạt động ấn tượng”.
Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong dòng chảy 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí ngành Ngân hàng từng bước khẳng định vị thế với những dấu ấn phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tại Hội Báo toàn quốc 2025, gian hàng của Liên Chi hội Nhà báo ngành Ngân hàng là minh chứng cụ thể phản ánh tinh thần đổi mới, sự chuyên nghiệp và những đóng góp thiết thực của đội ngũ làm báo trong Ngành đối với sự phát triển báo chí và sự nghiệp chung của ngành Ngân hàng.
Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Ngày 20/6, triển khai Quyết định số 2223/QĐ-NHNN ngày 30/5/2025 và Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 28/4/2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề "Chiến lược số và ứng dụng AI trong quản lý, chỉ đạo, điều hành NHNN" dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương. Lớp bồi dưỡng có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng.
Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Trong không khí thiêng liêng, xúc động và tự hào tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, đây là một hành trình vẻ vang viết nên bằng trí tuệ, tâm hồn dân tộc, bằng tinh thần Cách mạng tấn công, bằng sự hy sinh cao cả và bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm báo cách mạng Việt Nam
Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.
Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt của báo chí trong việc giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào cách mạng. Từ những ngày hoạt động ở Pháp, Người đã góp phần sáng lập và viết bài cho các tờ báo tiến bộ như: Le Paria, L’Humanité, truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sáng lập tờ Thanh niên - ra số đầu ngày 21/6/1925 - khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí vẫn là di sản vô giá, soi đường cho sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Đổi mới, sáng tạo trong công tác phát hành và kho quỹ trong giai đoạn mới

Đổi mới, sáng tạo trong công tác phát hành và kho quỹ trong giai đoạn mới

Ngày 20/6, Cục Phát hành và Kho quỹ NHNN đã tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hoạt động phát hành và kho quỹ trong giai đoạn mới". Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Đào Minh Tú - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Thống đốc Thường trực NHNN.
Chi bộ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt  nhiệm vụ được giao

Chi bộ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Ngày 20/6/2025, Chi bộ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính (DBTKOD) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2027.