Thủ tướng: Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn

17:37 | 04/07/2022 Kinh tế
aa
Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong bối cảnh tăng trưởng GDP đạt mức ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện, thông điệp chính là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, các địa phương trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và thận trọng; ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả.
thu tuong uu tien on dinh kinh te vi mo kiem soat lam phat bao dam cac can doi lon
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thông điệp chính là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tăng trưởng GDP đạt mức ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong 6 tháng qua, các bộ, ngành, địa phương đã bám sát các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, bám sát tình hình thực tiễn và phương châm hành động của năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển" để chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện một cách khoa học, bài bản, triển khai đồng bộ các công việc thường xuyên, các công việc đột xuất, các nhiệm vụ tồn đọng…

Nhìn tổng thể, trong điều kiện khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, chúng ta đạt một số kết quả rất tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm trong điều kiện khó khăn; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; vấn đề môi trường được coi trọng; vai trò, vị trí, uy tín của đất nước được củng cố, tăng cường.

Những kết quả đạt được là do sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát, ủng hộ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Về kết quả cụ thể, các ý kiến tại Hội nghị đánh giá dịch bệnh được kiểm soát với các quyết định phù hợp, kịp thời như mở cửa nền kinh tế vào ngày 15/3 khi số ca mắc mới tại Hà Nội còn cao, ra quyết định tổ chức SEA Games 31 ngay từ tháng 11/2021. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tăng cường hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, đồng thời tiếp tục quan tâm việc phòng chống, điều trị các bệnh khác, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe người dân.

Các ý kiến tại Hội nghị cũng thống nhất đánh giá tăng trưởng GDP đạt mức ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện, 44/63 tỉnh, thành phố tăng trưởng trên 6% cho thấy sự tăng trưởng đồng đều ở các khu vực và địa phương.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 2,44%. Các cân đối lớn được bảo đảm (thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước đạt 66,1% dự toán, tăng 18,8%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4%, xuất siêu 710 triệu USD; an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu gạo trên 3,5 triệu tấn; đáp ứng đủ điện, xăng dầu; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu, thị trường lao động phục hồi nhanh).

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu phát triển ổn định, nhiều lĩnh vực phục hồi nhanh, như xuất khẩu nông lâm nghiệp, thủy sản, xuất khẩu nông sản đạt 28 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý II đạt 9,87%, 6 tháng tăng 8,48%. Thương mại, dịch vụ là điểm sáng và động lực tăng trưởng, đặc biệt sôi động từ tháng 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tháng 6 tăng 27,3% so cùng kỳ; 6 tháng tăng 11,7%.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng khá, 6 tháng đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 6 tháng đạt trên 10 tỷ USD (cao nhất trong 5 năm qua), tăng 8,9% so với cùng kỳ.

thu tuong uu tien on dinh kinh te vi mo kiem soat lam phat bao dam cac can doi lon
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 - Ảnh: VPG/Nhật Bắc

Tình hình phát triển doanh nghiệp khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 6 tháng là gần 117.000 DN (lần đầu tiên vượt mốc 100.000 doanh nghiệp), tăng 25,4% so cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng là 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3%. Có 85% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan, đánh giá tích cực về tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2022.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 7/2021 đến nay, đã hỗ trợ gần 81,3 nghìn tỷ đồng cho trên 49,7 triệu lao động và gần 728,5 nghìn người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68, 126, 116 của Chính phủ). Các hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động được triển khai tích cực, hiệu quả. Đã quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà cho gần 150.000 người lao động với kinh phí là 98,6 tỷ đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP. Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí sôi động trở lại; SEA Games 31 được tổ chức thành công trên nhiều mặt.

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được đẩy mạnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư công và nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh, xử lý phù hợp các vấn đề phát sinh.

Chúng ta cũng giải quyết bình tĩnh, thận trọng, có hiệu quả các vấn đề phát sinh, các vấn đề tồn đọng như việc xử lý các ngân hàng yếu kém, 12 dự án thua lỗ, dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Long Phú 1, các vấn đề liên quan nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy...

Đặc biệt, chúng ta đã tiết kiệm chi, bố trí, cân đối các nguồn lực, trình các cấp có thẩm quyền cho phép theo quy trình chặt chẽ, tổ chức triển khai chương trình phục hồi và phát triển, với nguồn từ ngân sách Trung ương và địa phương, ngân sách tăng thu, giảm chi, ngân sách thường xuyên, ngân sách đầu tư công...

Những thành tựu, kết quả của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng ổn định, thể hiện góc nhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Chỉ số "Chất lượng sống" của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165, tăng 39 bậc chỉ sau 1 năm. Chỉ số công khai minh bạch ngân sách năm 2021 tăng 9 bậc so với 2019, xếp thứ 68/120 quốc gia, vùng lãnh thổ. WB, IMF, ADB, AMRO dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao trong năm 2022.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, đóng góp quan trọng của các bộ, ngành, địa phương vào kết quả chung, trong đó nhiều địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt tăng trưởng cao, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, tình hình thế giới còn tiềm ẩn nhiều biến động và rủi ro, tác động tới Việt Nam như giá cả xăng dầu, lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ. Giải ngân đầu tư công còn nhiều vướng mắc, bất cập. Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu cần tiếp tục rà soát, đẩy mạnh với việc tăng cường tính chủ động của các địa phương. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Thu hút đăng ký vốn FDI nếu không cải thiện tốt hơn sẽ ảnh hưởng tới trung và dài hạn. Việc lập các quy hoạch chậm so với yêu cầu. Đời sống người dân một số nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những người bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19 còn nhiều khó khăn...

Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm, như cần nghiêm túc quán triệt, thực hiện đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, kế thừa, phát huy những bài học hay, kinh nghiệm quý của nhiều nhiệm kỳ vừa qua, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy dân chủ, chú trọng phát triển hài hòa giữa văn hóa và kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng phân cấp, phân quyền, tăng cường đoàn kết, thống nhất, giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị.

thu tuong uu tien on dinh kinh te vi mo kiem soat lam phat bao dam cac can doi lon
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý

Đánh giá nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm là rất nặng nề, Thủ tướng nêu rõ, tinh thần chỉ đạo chung là tuyệt đối không chủ quan, lơ là, luôn giữ vững nguyên tắc cơ bản nhưng chủ động, linh hoạt, sáng tạo, biến nguy thành cơ, tận dụng tốt cơ hội để phát triển bền vững.

Phải luôn bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo, các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết của địa phương; xây dựng kế hoạch thực hiện các nghị quyết, để cụ thể hóa các chính sách vào chương trình, nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành và các địa phương. Tập trung quyết liệt hơn nữa trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội.

“Thông điệp chính là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, các địa phương trong giai đoạn hiện nay”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để tổng hợp, xây dựng Đề án bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động cập nhật các kịch bản tăng trưởng. Các ý kiến tại Hội nghị cũng thống nhất với phương án, kịch bản tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 7% trong năm nay.

Thủ tướng nêu rõ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và thận trọng, bảo đảm ổn định tỷ giá, lãi suất, thị trường ngoại hối, tiền tệ, tín dụng, tập trung tín dụng cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng; hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cố gắng giảm lãi suất cho vay; đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.

Ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả, như phí, thuế, lệ phí, tăng đầu tư công…, tích cực báo cáo, đề xuất cấp có thầm quyền điều chỉnh thuế đối với xăng dầu. Nghiên cứu, tiến hành thận trọng chính sách hỗ trợ về xăng dầu với một số đối tượng.

Bảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; báo cáo cấp có thẩm quyền Đề án đổi mới phân cấp ngân sách nhà nước.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt.

Quản lý chặt chẽ giá cả, phòng chống đầu cơ, tích trữ găm hàng; bảo đảm nguồn cung xăng dầu, năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, sử dụng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, quy hoạch, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khẩn trương hoàn thiện Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các nghị quyết về phát triển vùng và các dự án giao thông trọng điểm. Khẩn trương xây dựng Đề án huy động nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển; danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi, phát triển trong lĩnh vực y tế.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.

Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức tốt hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; thực hiện tốt chính sách đối với người có công, gia đình chính sách. Tăng cường thực hiện các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động.

Tập trung tổ chức tốt kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; hoàn thiện phương án đối với môn Lịch sử ở cấp THPT; ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Về vấn đề học phí, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá tác động để trình các cấp có thẩm quyền theo hướng giảm khó khăn cho phụ huynh và học sinh, phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nước tại thời điểm hiện nay.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong hệ thống hành chính nhà nước, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thủ tướng lưu ý chủ động làm tốt công tác thông tin, truyền thông để người dân nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc, sai sự thật; xử lý nghiêm các vi phạm.

Nguồn: Chinhphu.vn

Các tin khác

Thúc đẩy công nghệ blockchain phát triển: Cần tạo hành lang pháp lý

Thúc đẩy công nghệ blockchain phát triển: Cần tạo hành lang pháp lý

thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số không những cần công nghệ mà còn cả sự ủng hộ từ góc độ pháp lý và tuân thủ
[Infographic] GDP 9 tháng năm 2023

[Infographic] GDP 9 tháng năm 2023

GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
Kỳ vọng từ tăng tốc giải ngân đầu tư công

Kỳ vọng từ tăng tốc giải ngân đầu tư công

Sức cầu bên ngoài suy yếu kéo dài là yếu tố chính khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến chỉ ở mức 5,8% trong năm nay, theo báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9/2023 của ADB. Tuy nhiên, nền kinh tế dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại. Trong ngắn hạn, tăng tốc chi tiêu của Chính phủ là sự kích cầu được mong đợi nhất trong các tháng còn lại của năm 2023.
TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín tăng 2,9%

TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín tăng 2,9%

Theo Cục Thống kê TP.HCM, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Chín của thành phố tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ.
CPI tháng Chín tăng mạnh 1,08% so với tháng trước

CPI tháng Chín tăng mạnh 1,08% so với tháng trước

Sáng 29/9, Tổng Cục Thống kê báo cáo tình tình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023. Theo đó, một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 và quý III/2023 tăng so với cùng kỳ.
Cải cách về quản lý vốn của ADB giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới

Cải cách về quản lý vốn của ADB giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phê duyệt các cải cách về quản lý vốn giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng trong khu vực.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/9

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/9

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,42 điểm hay số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng đầu năm 2023 đạt 165.240 doanh nghiệp, tăng 1,2% so với cùng kỳ... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 28/9.
TP.HCM hành động thiết thực vì mục tiêu tăng trưởng xanh

TP.HCM hành động thiết thực vì mục tiêu tăng trưởng xanh

Ủy ban nhân dân TPHCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng cùng các Sở ngành liên quan phối hợp thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm thúc đẩy chuyển đổi, tăng tưởng xanh
Điều chỉnh một số nội dung liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Điều chỉnh một số nội dung liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Chiều nay (28/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 26, xem xét Tờ trình về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đà Nẵng: Tăng cường quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

Đà Nẵng: Tăng cường quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị các sở, ban, ngành, các chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án, UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 6601/VPCP-CN và Công văn số 6335/VPCP-CN.
Gia Lai: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 9,5%

Gia Lai: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 9,5%

Theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, trong 9 tháng năm 2023, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước khoảng 21.825 tỷ đồng, đạt 69% so với kế hoạch và tăng 9,5% so với cùng kỳ của năm 2022.
TP.HCM thành lập Tổ công tác tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ

TP.HCM thành lập Tổ công tác tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ

UBND TP.HCM vừa ra quyết định thành lập Tổ công tác tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ trên địa bàn thành phố.
ADB và VWSA tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững

ADB và VWSA tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) ký Biên bản Ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững tại Việt Nam.
Để đảm bảo quyền và lợi ích, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu

Để đảm bảo quyền và lợi ích, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu.
Nghệ An tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Nghệ An tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù trong bối cảnh có nhiều khó khăn, song với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng ủng hộ và nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Nghệ An tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng.
Xem thêm
Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm nhiều so với giai đoạn trước, điều này đã được dự báo khi NHNN liên tiếp giảm lãi suất điều hành từ đầu năm tới nay
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chiều 27/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Cộng hòa Cuba thăm Việt Nam và tham dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Fidel Castro thăm Vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (9/1973 - 9/2023).
Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo về kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân các tháng cuối năm 2023, năm 2024.
Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?

Sau hàng loạt những vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại nhà chung cư, nhà phố dạng “ống” vừa ở vừa kinh doanh, hoặc cơ sở karaoke… đã gióng lên “hồi chuông báo động” và đặt ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật về nhà ở, xây dựng, đầu tư, kinh doanh bất động sản, phòng cháy chữa cháy (PCCC). Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA).
ket noi ngan hang doanh nghiep khoi thong nguon luc san xuat kinh doanh

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh

Ngày 21/9/2023, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
thoi bao ngan hang chung tay vi tre em vung cao

Thời báo Ngân hàng "Chung tay vì trẻ em vùng cao"

Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Bac A Bank tổ chức Chương trình trao quà cho trẻ em tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhân dịp Tết Trung Thu.
thong doc ngan hang nha nuoc tiep tong giam doc bis

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp Tổng Giám đốc (BIS)

Mới đây tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng có buổi tiếp ông Agustín Carstens. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, (BIS). Buổi tiếp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Carstens trên cương vị người đứng đầu tổ chức quốc tế lâu đời nhất thế giới.
loi ich cua cong thong tin ket noi khach hang vay cic

Lợi ích của Cổng Thông tin kết nối Khách hàng vay CIC

dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023 nhung khoanh khac an tuong

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023: Những khoảnh khắc ấn tượng

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng: Những khoảnh khắc ấn tượng
tang kha nang hap thu von cho doanh nghiep

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Ngày 25/7 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, do Thời báo Ngân hàng tổ chức dưới sự chỉ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú và ông Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam chủ trì Hội thảo.
khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023

Khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023

Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023 chính thức khai mạc tại Cung Điền kinh Hà Nội, với chủ đề “Vì sự phát triển của ngành Ngân hàng và sự phồn vinh của đất nước”. Đại hội sẽ tiến hành các nội dung 6 môn thể thao tham gia thi đấu, gồm: Bóng bàn; Cầu lông; Quần vợt; Cờ tướng; Chạy điền kinh; Bóng đá nam, nữ 7 người, với tổng số 44 nội dung thi đấu.
le khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat 2023

Lễ khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023
dai hoi the duc the thao nganh ngan hang lan thu nhat 2023

Đại hội thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023

Đại hội thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023
tuyen bo chung giua thong doc nhnn viet nam nguyen thi hong va bo truong tai chinh hoa ky janet l yellen

Tuyên bố chung giữa Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen

Ngày 20/7/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen đã có buổi làm việc tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Thống đốc bày tỏ vui mừng chào đón và chủ trì đón tiếp Bà Yellen đến thăm và làm việc tại Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen đưa ra Tuyên bố chung sau buổi làm việc.
hoi nghi so ket hoat dong ngan hang 6 thang dau nam va trien khai nhiem vu 6 thang cuoi nam 2023

Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

Sáng 15/7, NHNN tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương. Tham dự Hội nghị về phía ngành Ngân hàng có đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN cùng các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN; toàn thể lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị chức năng thuộc NHNN; lãnh đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, lãnh đạo các NHTM.
Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và chính quyền địa phương, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - xã hội ở địa phương.
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Quảng Ngãi sẽ chủ động triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng

Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng

Ban Nội chính Tỉnh ủy Tiền Giang đánh giá cao kết quả hỗ trợ tăng trưởng kinh tế địa phương, đồng thời ghi nhận sự tích cực trong phối hợp của ngành Ngân hàng đối với hoạt động phòng ngừa phát sinh tham nhũng tiêu cực.
Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu đăng ký doanh nghiệp tháng 9 và 9 tháng năm 2023 với đa số trong chuỗi số liệu thống kê đều cho thấy có sự sụt giảm.
VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

VinFast VF 6 là mẫu xe thuần điện đầu tiên trong phân khúc SUV/CUV hạng B ở Việt Nam, được phân phối với 2 phiên bản: Eco và Plus.
Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

nguồn cung bất động sản trong quý II/2023 chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, đầu tư và thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của số đông người dân.
Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

khu biệt thự Regal Victoria, với chủ đầu tư Regal Group đang gây được sự chú ý của nhiều khách hàng
VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

NamiTech đã đánh dấu một bước tiến đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh trắc học giọng nói, khi triển khai thành công giải pháp VoiceDNA cho ngân hàng VIB. Đây là giải pháp "made in Vietnam" đầu tiên được ứng dụng thương mại thành công. Giải pháp đã chứng minh sự vượt trội của mình, dần dần chiếm được niềm tin của VIB khi đưa vào sử dụng thực tế.
VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán theo tiêu chí an toàn – tiện lợi – sinh lời, lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa tiên phong ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên chính nền tảng ngân hàng số VPBank NEO.
Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Thanh toán không tiếp xúc là phương thức thanh toán hiện đại cho các giao dịch chỉ bằng một cú chạm đơn giản. Chủ thẻ chỉ cần đưa thẻ gần thiết bị thanh toán để hoàn thành giao dịch mà không cần đưa thẻ cho người khác, cũng không cần nhập mã PIN.
Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển khi các ngân hàng nắm bắt xu hướng, mở rộng các dịch vụ thanh toán hiện đại còn giới trẻ luôn yêu thích và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi tích cực đó.
Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

Với hơn 20 triệu khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng dùng dịch vụ điện tử, Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đột phá.
BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chương trình cho vay có tài sản bảo đảm với lãi suất chỉ từ 7,9%/năm dành cho khách hàng cá nhân.
Quét QR Co-opBank là có quà

Quét QR Co-opBank là có quà

“Quét QR là có quà” - chương trình khuyến mại mà Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) dành tặng cho khách hàng là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và đặt mã QR Co-opBank tại địa điểm kinh doanh từ ngày 21/9/2023 đến hết ngày 31/10/2023.
SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Với danh mục sản phẩm đa dạng, thủ tục tinh gọn, dịch vụ chất lượng cao dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, SHB vừa được tạp chí quốc tế Alpha Southest Asia bình chọn là “Ngân hàng Micro SME tốt nhất tại Việt Nam”.
Phiên bản di động