Tổ vay vốn: Kênh dẫn vốn hiệu quả
Hội đoàn giải ngân trăm nghìn tỷ vốn vay
Từ những mô hình tổ vay vốn ban đầu triển khai tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đầu năm 2015 nhận thấy khả năng kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tại các địa phương để phát triển hoạt động cho vay nông hộ là rất có tiềm năng, Agribank đã quyết định triển khai mô hình cho vay ủy thác thông qua tổ liên kết vay vốn.
Tính đến cuối tháng 4/2021, theo thống kê của Agribank, mô hình cho vay thông qua tổ đã lan tỏa ra hầu hết các tỉnh, thành với tổng số trên 68.600 tổ vay vốn, gần 1,4 triệu thành viên. Tổng dư nợ cho vay thông qua các tổ vay vốn đã đạt khoảng trên 174.000 tỷ đồng, tăng gần 1.800 tỷ đồng so với thời điểm cuối 2020.
![]() |
Dư nợ cho vay thông qua các tổ vay vốn chiếm tỷ lệ cao tại các chi nhánh Agribank |
Theo nhận định của hầu hết các chi nhánh Agribank tại các tỉnh phía Nam, hoạt động cho vay thông qua tổ vay vốn thuộc Hội Nông dân, Hội Phụ nữ hiện nay là những cánh tay nối dài, hỗ trợ đắc lực cho hệ thống Agribank trong việc “len lỏi” vào khắp các xóm, ấp thôn bản.
Ông Nguyễn Kim Thài - Giám đốc Agribank Long An cho biết, tính đến nay các chi nhánh Agribank tại địa phương đã xây dựng được trên 300 tổ vay vốn với khoảng 6.000 thành viên, dư nợ cho vay qua tổ nhóm đạt khoảng trên 1.500 tỷ đồng. Việc cho vay thông qua tổ vay vốn rất có hiệu quả, nguồn vốn được truyền tải kịp thời đến người dân đáp ứng nhu cầu tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh và hạn chế được sự hoành hành của tín dụng đen.
Điều quan trọng hơn, theo ông Thài là thông qua hoạt động tư vấn cho vay và sử dụng vốn, sự gắn kết của các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đối với ngân hàng trở nên gần gũi. Từ đó việc tuyên truyền các sản phẩm, dịch vụ tín dụng cũng đạt hiệu quả cao, hoạt động của các tổ chức hội đoàn cũng được củng cố và tăng tính hiệu quả.
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Hữu Tư - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa cho biết, hoạt động ủy thác vốn của Agribank thông qua Hội Nông dân là một trong những điểm sáng mà hệ thống ngân hàng này đã thực hiện được trong suốt 5-6 năm gần đây. Hiện tại chỉ riêng Hội Nông dân Khánh Hòa đã có khoảng hơn 300 tổ vay vốn với hơn 6.100 thành viên hoạt động rất tích cực. Trong 1-2 năm qua bằng việc sao sát với nông dân, nguồn vốn vay ủy thác từ Agribank đã kịp thời hỗ trợ hàng ngàn nông hộ có vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, đồng thời vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Chủ động nâng tầm tổ vay vốn
Để nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng dành cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thời gian vừa qua hệ thống Agribank đã tiến hành thí điểm mô hình đổi mới cách thức hoạt động và nâng tầm quy mô tổ chức của các tổ liên kết vay vốn.
Địa phương đầu tiên thực hiện chương trình thí điểm là tỉnh Bến Tre. Theo đó, UBND tỉnh này đã chỉ đạo Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tất cả các huyện, thị tiếp tục củng cố mô hình cho vay thông qua tổ vay vốn. Song song đó, chính quyền tỉnh cũng phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh Bến Tre và Agribank tỉnh Bến Tre để thành lập Ban Chỉ đạo chương trình cho vay qua tổ vay vốn huyện Mỏ Cày Nam. Ban chỉ đạo này sẽ do Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỏ Cày Nam làm trưởng ban để từ đó dồn sức, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Ông Vũ Hồng Dụ - Giám đốc Agribank Bến Tre cho biết, tính đến hiện nay dư nợ cho vay thông qua tổ vay vốn tại chi nhánh đạt gần 2.300 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng dư nợ của chi nhánh, trong khi nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp (0,01%). Vì vậy, trong năm 2021 Agribank Bến Tre dự kiến sẽ chuyển tối thiểu 90% các khoản vay theo hạn mức quy mô nhỏ và các khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định 55/2015 của Chính phủ sang cho các mô hình tổ vay vốn để ủy thác cho vay. Tỷ lệ này cũng sẽ được duy trì và mở rộng cho các năm tiếp theo.
Riêng đối với việc thành lập mô hình Ban Chỉ đạo chương trình cho vay qua tổ vay vốn cấp huyện, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - Bí thư Huyện ủy huyện Mỏ Cày Nam cho rằng, việc thành lập Ban Chỉ đạo chương trình cho vay qua tổ vay vốn cấp huyện hiện nay là rất đúng thời điểm. Vì năm nay là năm đầu tiên địa phương triển khai Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre trong bối cảnh dịch Covid-19. Huyện Mỏ Cày Nam hiện tại cũng đang triển khai xây dựng vùng nguyên liệu dừa và phát triển mạnh các chuỗi giá trị từ cây dừa. Vì thế giải pháp tín dụng sẽ là giải pháp sống còn để tạo nên thay đổi trong các mô hình kinh tế địa phương.
Ông Lê Công Thành - Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bến Tre cũng cho rằng, ngành Ngân hàng địa phương sẽ tiếp tục đồng hành phối hợp với các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh 3 kênh tín dụng hiệu quả là cho vay nông thôn mới, cho vay qua chuỗi giá trị và cho vay thông qua các tổ vay vốn.
Riêng đối với việc phát triển các tổ vay vốn, hiện tại NHNN tỉnh đã chỉ đạo hệ thống Agribank tập trung phối hợp với các huyện ủy, UBND huyện triển khai tập huấn, đào tạo các tổ trưởng tổ vay vốn. Từ đó, xây dựng khoảng 90% tổ vay vốn có hiệu quả tốt, tối thiểu 50% tổ vay vốn kiểu mẫu làm cánh tay nối dài chuyển tải thông tin, kịp thời hỗ trợ vốn cho khách hàng để vượt qua khó khăn dịch bệnh, phát triển mạnh các mô hình kinh tế nông nghiệp trong các năm tới.
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)
Các tin khác

Quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đầu tư cho nông nghiệp, hướng đi mang lại hiệu quả

Kon Tum: Thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

"8WONDER" đưa maroon 5 đến Phú Quốc United Center

Ngân hàng “kim, chỉ”…

Khánh Hòa: Tín dụng chính sách thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững

Agribank Quảng Trị đồng hành cùng địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Ngân hàng lưu động tiếp thêm động lực cho người dân miền núi thoát nghèo

Thúc đẩy các gói tín dụng và bảo hiểm gắn với nông nghiệp - nông thôn

Nguồn vốn làm lại cuộc đời

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp

Agribank sát cánh cùng sự lớn mạnh của doanh nghiệp, doanh nhân

Cơ hội thoát nghèo cho đồng bào miền núi Phú Yên

Tín dụng và bảo hiểm hậu thuẫn vùng nguyên liệu

Đồng hành cùng nông dân nuôi cá sấu

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
