Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

TP. Hồ Chí Minh đề xuất đánh giá riêng tác động nợ công khi thực hiện đề án metro

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa đề xuất Bộ Tài chính về đánh giá riêng tác động nợ công khi thực hiện đề án metro trên địa bàn thành phố.
aa

UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trên cơ sở sẵn sàng đáp ứng các mục tiêu dự thảo Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ), thành phố đã xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của thành phố là khoảng gần 62,59 tỷ USD (1.502.207 tỷ đồng), bao gồm nhu cầu vốn cho đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro) TP. Hồ Chí Minh là 21,755 tỷ USD (tỷ lệ khoảng 34,76%).

TP. Hồ Chí Minh đề xuất đánh giá riêng tác động nợ công khi thực hiện đề án metro
Deport tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Do số vốn thực hiện đề án metro rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của thành phố. Do đó, khi thực hiện thống kê về tỷ trọng vốn đầu tư công phân bổ theo từng lĩnh vực của thành phố thì tỷ trọng phân bổ vốn cho ngành giao thông đường sắt sẽ tăng cao đột biến, không phản ánh được tổng thể việc cân đối phân bổ nguồn vốn đầu tư công hài hòa cho các lĩnh vực khác (như y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, môi trường, khoa học công nghệ…) phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giải quyết các vấn đề bức xúc, nhu cầu thiết yếu của người dân về an sinh, xã hội.

Chính vì vậy, để đánh giá sát đúng về hiệu quả thực hiện đề án metro (tránh trường hợp kết quả thực hiện đề án gần như là kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm), lãnh đạo UBND thành phố cho rằng cần có cơ chế đánh giá riêng về kết quả thực hiện đề án (bao gồm các dự án thành phần của đề án metro), không tính vào chỉ tiêu đánh giá chung về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của Thành phố.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu vốn để làm metro giai đoạn 2026 - 2030 là 22,3 tỷ USD và trong giai đoạn 2031 - 2035 là 15,15 tỷ USD. Mặt khác, số vốn thực hiện đề án, dự án thành phần rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của thành phố. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn cho các dự án hiện nay của TP. Hồ Chí Minh là rất lớn, nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp không đủ đáp ứng, nên cần huy động dưới nhiều hình thức khác, trong đó có huy động từ nguồn vốn vay.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất đánh giá riêng tác động nợ công khi thực hiện đề án metro
TP. Hồ Chí Minh đề xuất Bộ Tài chính đánh giá riêng tác động nợ công khi thực hiện đề án metro trên địa bàn

Lãnh đạo UBND TP. Hồ CHí Minh cho rằng thành phố đang thực hiện các dự án ODA với mức vay lại quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thực hiện đề án đường sắt đô thị thành phố (metro). Vì vậy, tổng mức vay và bội chi ngân sách hằng năm cần được Quốc hội, Chính phủ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo đủ nhu cầu vốn vay của thành phố trong giai đoạn tới, đảm bảo triển khai được các dự án theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Để đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn, tiến độ đầu tư hạ tầng đường sắt nói chung, đường sắt đô thị nói riêng, thành phố thực hiện định hướng phát triển hệ thống metro trên địa bàn theo Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP. Hồ Chí Minh có cân nhắc tính khả thi trong việc huy động vốn.

Đối với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương, hiện các khoản tăng thu ngân sách Trung ương từ nguồn thu phân chia theo tỷ lệ Trung ương 79% và TP. Hồ Chí Minh 21%. Phần tăng thu của Trung ương (phần 79%) sẽ điều tiết về ngân sách Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách theo quy định. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện đề án phát triển hệ thống metro, TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ lại số tăng thu ngân sách Trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố để thực hiện đề án. Việc này vẫn đảm bảo phần thu 79% của ngân sách Trung ương theo dự toán thu được Quốc hội giao; Đồng thời, toàn bộ nguồn tăng thu nêu trên chỉ được sử dụng cho mục đích thực hiện Kết luận 49.

Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh cũng tính toán nguồn huy động từ đấu giá đất tạo nguồn thu ngân sách thành phố trên cơ sở các khu đất dự kiến phát triển TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) xoay quanh các tuyến metro số 1, 2, 3, 4, 5.

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đề xuất thêm: TP. Hồ Chí Minh sẽ vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại...để huy động thêm vốn cho các dự án hạ tầng giao thông.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Sau gần một thập kỷ tạm dừng, hai dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận chính thức tái khởi động với mục tiêu hoàn thành trong 5 năm. Chính quyền và người dân địa phương đang chung sức, đồng lòng tháo gỡ các “nút thắt” về mặt bằng, quy hoạch, sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử trong lĩnh vực năng lượng quốc gia.
Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Việc thiếu “đất sạch” và vướng mắc thủ tục hành chính vẫn là rào cản khiến mục tiêu 100.000 căn hộ vào năm 2025 có nguy cơ không đạt được.
Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Theo Bộ Xây dựng, các hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đã được ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng, chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ thì được mua bán theo quy định.
Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Nguồn cung lại khan hiếm, đặc biệt là căn hộ bình dân, khiến giá nhà tại TP.Hồ Chí Minh tiếp tục neo cao, đẩy sức mua thực dịch chuyển mạnh sang các tỉnh Bình Dương và Long An.
Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Hàng loạt vướng mắc trong việc sử dụng đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở Hà Nội sẽ được tháo gỡ khi hai dự thảo Nghị quyết mới của HĐND thành phố được ban hành. Các quy định chặt chẽ về mục đích sử dụng, thời hạn tồn tại của công trình và chế tài xử lý nghiêm minh được kỳ vọng sẽ tăng cường nguồn lực đất đai, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh.
Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Biến đổi khí hậu không còn là một cảnh báo xa vời, mà đã trở thành hiện thực hữu hình tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống đô thị, đặc biệt là thị trường bất động sản. Do đó, việc thích ứng khí hậu không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn mở ra cơ hội tái định hình thị trường.
Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Sau nhiều biến động toàn cầu và những thay đổi sâu sắc trong bối cảnh kinh tế xã hội, thị trường bất động sản toàn cầu đang bước vào một chu kỳ mới, đòi hỏi nhà đầu tư phải tái định vị chiến lược.
Hà Nội: Nguồn cung căn hộ bùng nổ, cơ hội vàng cho người mua

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ bùng nổ, cơ hội vàng cho người mua

Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý II/2025 đang chứng kiến sự sôi động trở lại với hàng loạt dự án căn hộ mới được mở bán và chuẩn bị ra mắt. Điều này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người mua trong thời gian tới.
Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 11/6/2025 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.