TP.HCM: Nhiều giải pháp triển khai Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường
Theo đó, UBND TP.HCM đã tập huấn, tuyên truyền, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tổ chức về bảo vệ môi trường; định hướng ưu tiên sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường trong xây dựng, phát triến thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển của ngành; khuyến khích các công trình, dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hoặc sử dụng năng lượng tái tạo; đầu tư phát triển hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải…
Trụ sở cơ quan hành chính lắp đặt điện mặt trời cũng là giải pháp phát triển đế an tại TP.HCM. |
Bà Ngọc cho biết trong năm 2022, ngành công thương TP.HCM đã tổ chức 2 lớp tập huấn về lưu giữ và thải bỏ hóa chất nguy hiểm cho hơn 200 học viên là cán bộ, nhân viên tại các doanh nghiệp có khả năng phát sinh ô nhiễm cao; tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các tài liệu, hướng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày, nhựa, giấy, điện tử thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2030… Những hội nghị này nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp ngành nhựa, chế biến thực phẩm, đồ uống,... cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình kinh tế tuần hoàn đã được áp dụng tại đơn vị; đơn cử có mô hình kinh tế tuần hoàn của công ty Nestle (từ hạt cafe tới gạch không nung), mô hình của Công ty cổ phần Phú Tài (phụ phẩm từ cây gỗ được tận dụng làm viên nén năng lượng và chất đốt cho hệ thống nồi hơi của nhà máy), mô hình của Công ty Vinamilk (từ trang trại bò sữa đến nhà máy sữa),...
Ngành công thương TP.HCM cũng đã thực hiện chương trình tuyên truyền, vận động giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần tại hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.HCM năm 2022; Trao hơn 7.000 túi sử dụng nhiều lần và 100 kg túi thân thiện môi trường cho người dân trên địa bàn thành phố … TP.HCM cũng thực hiện đề án sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa từ nguồn nguyên liệu tái chế (rác thải nhựa) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nhựa tái chế cho thị trường trong nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững theo kế hoạch đã đề ra.
TP.HCM cũng khuyến khích các công trình, dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hoặc sử dụng năng lượng tái tạo. Như trường hợp Tổng công ty Công nghiệp Sài gòn - TNHH Một thành viên (CNS) từ năm 2013 đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm “Tổ máy phát điện chạy bằng sức gió, 2 hệ cánh đồng trục”. Đây là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga, chuyển giao công nghệ mới sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện nhằm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường và bảo đảm an ninh năng lượng cho TP.HCM.
TP.HCM cũng đã triển khai chủ trương xây dựng đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn…
“Đề nghị Trung ương xem xét, ban hành cơ chế bảo vệ, hỗ trợ các doanh nghiệp đi đầu trong công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cụ thể là sản phấm ngành công nghiệp môi trường; Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật để tiêu chuấn hóa, đồng bộ hóa các sản phẩm trong ngành công nghiệp môi trường cụ thể là các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn và các trạm trung chuyển rác; Kiến nghị UBND TP.HCM xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ hiệu quả người sử dụng khi đầu tư các sản phẩm ngành công nghiệp môi trường đáp ứng theo đề án như hỗ trợ vay vốn ưu đãi kích cầu,...”, bà Ngọc đưa ra đề xuất để triển khai tốt đề án phát triển công nghiệp môi trường.