Trở lại An Lăng
Một khu di tích bị lãng quên
An Lăng nằm trên khuôn đất thuộc phường An Cựu, cách trung tâm thành phố Huế chưa đầy 2km, được vua Thành Thái xây dựng năm 1889 làm nơi chôn cất, thờ cúng vua cha Dục Đức, sau này cũng là điện thờ hai vị vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân. Sau hơn một trăm năm tồn tại, khu di tích này bị xâm hại nặng nề và gần như rơi vào quên lãng.
![]() |
Khu di tích An Lăng đang được triển khai trùng tu |
An Lăng gồm hai khu vực: Khu lăng mộ và khu tẩm mộ đặt song song với nhau, cả hai đều có tường thành bao bọc. An Lăng còn có 42 tẩm mộ của các ông hoàng bà chúa cùng với 121 ngôi mộ đất của dòng họ Nguyễn Phước (họ vua). Lăng quay về phía Tây Bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe Mụ Niệm chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy. Điện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện có ở Huế.
Bên trong hiện có ba án thờ bài vị của ba vị vua: Dục Đức và vợ (ở giữa), Thành Thái (bên trái) và Duy Tân (bên phải). So với những lăng tẩm khác, An Lăng có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn nhưng vẫn giữ được những nét đặc sắc với lối kết cấu "chồng rường giả thủ", trang trí mặt hổ phù rất tinh xảo.
Đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật trong hệ thống công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế. Năm 1995, An Lăng đã được nhà nước công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia. Nhưng từ đó đến nay, An Lăng vẫn tiếp tục rơi vào thực trạng xuống cấp trầm trọng.
Trước đây toàn bộ khu vực An Lăng bị người dân lấn chiếm, có cả những cơ quan, đặc biệt là một ngôi trường đóng gần đó và ngay cạnh là một cơ sở chế biến thức ăn gia súc, lấn chiếm vào tận trong. Bây giờ xưởng thức ăn gia súc tuy không chế biến nữa nhưng vẫn còn kho bãi. Còn ngôi trường thì đã chuyển đi.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi thăm An Lăng cũng nhắc lại: Năm 1987 hài cốt vua Duy Tân được táng trong khu vực An Lăng bên cạnh lăng vua Thành Thái nên có thể nói, ngoài các di tích lịch sử đã được nhiều người biết, Huế còn có thêm một khu lăng mộ ba vua hoành tráng không nơi nào có được. Nay toàn bộ khu vực An Lăng được trùng tu ông hết sức vui mừng.
Khởi công trùng tu khu di tích
Khác với những lần trước, năm nay lễ Hiệp kỵ 3 vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân diễn ra tại Điện Long Ân, khu di tích An Lăng với niềm hân hoan của bà con hoàng tộc cũng như người dân cố đô Huế. Bởi ngay sau lễ kỵ, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế bắt tay vào việc khởi công trùng tu khu di tích An Lăng. Tham dự lễ Hiệp kỵ lần này, còn có ông Georges Vĩnh San - hoàng trưởng tử Duy Tân là con trai trưởng cựu hoàng Duy Tân, đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và các nhà nghiên cứu, những người quan tâm lịch sử triều Nguyễn.
Trước khi bước vào nghi lễ chính thức của lễ Hiệp kỵ, ông Bảo Hiến, một trong những người cháu nội của vua Thành Thái, đưa chúng tôi đi quanh khuôn viên An Lăng đang được những người thợ xây dựng tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho công việc trùng tu trong nay mai.
Trước mắt chúng tôi, cả khu tẩm mộ rộng gần 1ha rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát, dường như thời gian qua đã bị khóa cửa và bị bỏ hoang. Bên trong bức tường thành đang mục nát, một số di tích nhỏ gần như đã bị xóa sổ, chỉ còn lô nhô vài dấu vết cũ để chứng tỏ rằng nó đã từng tồn tại. Nhiều công trình xiên vẹo có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có bi đình và tượng đá như các lăng vua khác. Chính giữa có một nhà Huỳnh Ốc (nhà đặt hương án thờ cúng) dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Bên trong nhà Huỳnh Ốc không có bi ký, thay vào đó là một sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua.
Hai bên tả, hữu là mộ vua Dục Đức và Hoàng hậu Từ Minh. Đáng chú ý là tấm bình phong trước mộ vua có chữ “song hỷ” đắp bằng sành sứ! Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, quả là lạ khi có một biểu tượng về sự mừng vui trong một cái chết oái oăm đầy khổ ải của ông vua bất hạnh này.
Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, kế hoạch bảo tồn, tu bổ di tích Cố đô Huế trong năm 2018, dự án bảo tồn, tu bổ và phục hồi lăng Dục Đức (hạng mục khu Tẩm điện, khu lăng mộ) đang được tiến hành cùng với nhiều di tích quan trọng tại khu Di sản Huế.
Tuy nhiên, xung quanh vấn đề trùng tu, bảo tồn các di sản Huế, ông Phan Thuận An, nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng: Cần tránh lối suy nghĩ tính toán lăng tẩm nào thu được lợi nhuận thì đầu tư trùng tu, lăng tẩm nào chưa thu được thì bỏ mặc. Đầu tư cho di sản văn hóa thế giới là cần thiết nhưng di tích của ta lẽ nào lại để có sự chênh lệch lớn đến như vậy. Mình đầu tư và trùng tu đồng bộ sẽ tái hiện một giai đoạn không ngắn lịch sử Việt Nam như thế nào. Mục đích của việc làm đó không chỉ làm về du lịch như hiện tại mà là giữ di tích, giữ lịch sử cho hậu thế.
Các tin khác

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Bắc Bling: Khi âm nhạc trẻ trở thành cầu nối quảng bá du lịch

Ngày hội Văn hóa T&T – SHB 2025: 3 thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Tôn vinh ngành cà phê Việt Nam

Ngày hội văn hóa SHB & T&T Group: Bản hòa ca khát vọng đón kỷ nguyên mới của đất nước

Hợp tác để du lịch Việt - Nhật ngày càng phát triển

Ngành Ngân hàng Khánh Hòa: Khối các Ngân hàng 1 ký kết giao ước thi đua năm 2025

Agribank Đắk Lắk - Nhà tài trợ bạc lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Emirates mở đường bay trực tiếp tới Đà Nẵng từ tháng 6/2025

Lễ hội Áo dài lần thứ 11 là cầu nối vươn cao và hội nhập thế giới

Rubie Marble mở rộng cầu nối du học quốc tế

Thúc đẩy trao đổi khách 2 chiều từ đường bay thẳng Hà Nội - Quý Châu

Dạy học lý luận chính trị trong thời đại 4.0

Lễ hội: “Buôn Ma thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
