Việt Nam quyết liệt thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết mạnh mẽ cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris và ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris. Từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam quyết liệt thực hiện Thỏa thuận này.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo (nguồn ảnh: TTXVN) |
Cụ thể, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết Việt Nam đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Triển khai ngay cam kết này, Việt Nam đã tăng đáng kể đóng góp về giảm phát thải khí nhà kính (KNK) trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2022. Trong đó, tỷ lệ giảm phát thải không điều kiện là 15,8% so với 9% trong NDC 2020, tỷ lệ giảm phát thải có điều kiện là 43,5% so với 27% trong NDC 2020.
Với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris, sau gần 4 năm triển khai, Dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu” (VN-SIPA) do Bộ Liên bang về kinh tế và hành động khí hậu Đức trong khuôn khổ Sáng kiến Khí hậu Toàn cầu (IKI) thông qua Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) của chính phủ Đức với vốn tài trợ 10,3 triệu EUR cho Việt Nam, đã có những đóng góp quan trọng. Đặc biệt là tư vấn và hỗ trợ quá trình xây dựng khung chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu, xây dựng và cập nhật NDC, tăng cường năng lực cho các cơ quan đầu mối quốc gia, các bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện NDC và Thỏa thuận Paris.
Dự án VN-SIPA được hợp tác thực hiện giữa Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) với sự phối hợp của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông - Vận tải, Xây dựng và hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh triển khai từ tháng 9/ 2019 đến tháng 3/2023.
“Với sự hỗ trợ của Dự án và một số đối tác khác, Việt Nam trình NDC năm 2020 và cập nhật năm 2022, đưa trách nhiệm giảm phát thải KNK , thích ứng với biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Các khung chính sách, kế hoạch về biến đổi khí hậu nhằm đưa ra lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 cũng được xây dựng và hoàn thiện. Đây là một trong những kết quả rất tích cực mà dự án đạt được” - ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường ) đưa ra nhận xét về kết quả thực hiện dự án tại Hội thảo Tổng kết dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu” diễn ra ngày 31/3.
Ông Jens Schmid-Kreye cũng kỳ vọng rằng, các ban, ngành tiếp tục chung tay, hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để cùng nhau hướng tới mục tiêu quốc gia trung hòa khí hậu vào năm 2050, thực hiện NDC, và mục tiêu cụ thể của Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Chính phủ và người dân Việt Nam có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của chính phủ Đức nhằm giúp Việt Nam hướng tới những mục tiêu này.
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhận định, trong 4 năm triển khai thực hiện, dự án đã đạt được tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ chính đã được Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành và GIZ thống nhất.
Giai đoạn I dự án khép lại với nhiều kết quả và thành tựu đáng ghi nhận trong việc hỗ trợ các bộ, ngành và Chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu. Giai đoạn II của dự án sẽ được mở ra với những chương trình và mục tiêu mới.
Ông Phạm Văn Tấn bày tỏ mong muốn Chính phủ Đức giúp hoàn thiện các hệ thống, quy định kỹ thuật của các ngành vì Việt Nam là nước đang phát triển nhưng thực hiện nhiệm vụ giảm phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-zôn ở mức tương đương các nước phát triển, và giúp thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Các tin khác

ABIC Hà Nội chi trả bảo hiểm cho khách hàng

Chương trình mục tiêu về kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc triển khai quá chậm

Fortinet: 30% thiết bị kết nối vào mạng ở Việt Nam không được quản lý

Không nên rút bảo hiểm xã hội một lần

Sửa luật để tránh chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Người dân TP.HCM được cung cấp chữ ký số miễn phí

Ngân hàng tắt điện chiếu sáng biển hiệu, biển quảng cáo để tiết kiệm điện

CIC dự kiến hoàn tất đối soát toàn bộ kho dữ liệu trước 30/6

Bay quốc tế an tâm với Bảo hiểm Sky Care miễn phí từ Vietjet

Hạn chế của bảo hiểm nằm ở chất lượng tư vấn

Quy định mới về tinh giản biên chế

Sacombank phát động chạy bộ gây Quỹ xây nhà văn hóa cộng đồng Pu Péo, tỉnh Hà Giang

Hơn 70% cơ sở giết mổ không được phép hoạt động

Bến Tre: Mục tiêu cho vay hỗ trợ việc làm cho 4.500 thanh niên mỗi năm

Thông tư mới về đăng kiểm ô tô chính thức có hiệu lực

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu để hoàn thiện chế độ tiền lương mới

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Vươn lên làm giàu nhờ "bà đỡ" ngân hàng
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

Vietcombank được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 18

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank
