WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%
WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại, ở mức 4,7% năm 2023 |
![]() |
Báo cáo nhận định, sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm ngoái, nền kinh tế hiện đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trong nước và bên ngoài trong năm 2023. GDP và thương mại toàn cầu yếu đi làm suy giảm sức cầu bên ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đồng thời, sức cầu trong nước cũng chững lại.
Dự báo cụ thể, bản cập nhật EAP dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm 2023, sau đó sẽ hồi phục về mức 5,5% trong năm 2024 và 6,0% trong năm 2025 (các dự báo này không thay đổi so với bản cập nhật kinh tế của WB Việt Nam - báo cáo Điểm lại - công bố ngày 10/8/2023). Nhu cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính, mặc dù tốc độ tăng chậm hơn so với năm ngoái.
Lạm phát CPI bình quân trong năm nay dự báo ở mức 3,5%, sau đó giảm còn 3,0% trong năm 2024 và 2025 với giả định giá cả năng lượng và thương phẩm vẫn ổn định.
Cân đối ngân sách dự kiến có bội chi ở mức 0,7% GDP trong năm 2023 khi chính sách tài khóa vẫn phần nào hỗ trợ cho nền kinh tế, nhưng Chính phủ sẽ quay lại vị thế tài khóa thận trọng hơn trong năm 2024, phù hợp với chiến lược phát triển ngành tài chính giai đoạn 2021-2030.
Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ tiếp tục được cải thiện, nhờ xuất khẩu sẽ phục hồi ở mức khiêm tốn, số lượt du khách quốc tế tiếp tục phục hồi, và nguồn kiều hối vẫn đứng vững. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn nghèo cho quốc gia thu nhập trung bình thấp) được dự báo giảm từ 3,2% trong năm 2022 xuống còn 3,0% trong năm 2023.
Tuy nhiên báo cáo lưu ý, triển vọng nêu trên còn phụ thuộc vào một số rủi ro đang gia tăng. Trong đó, tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc có thể tiếp tục khiến nhu cầu bên ngoài về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam suy giảm. Chính sách tiền tệ bị thắt chặt hơn nữa ở các nền kinh tế lớn và phát triển có thể sẽ lại nhen nhóm gây áp lực tỷ giá cho đồng nội tệ, tác động đến dòng vốn. Nhìn từ trong nước, những rủi ro và nguy cơ dễ tổn thương về tài chính gia tăng đòi hỏi phải theo dõi sát sao và tiếp tục đổi mới.
![]() |
Ảnh minh họa |
Điều quan trọng để đảm bảo tăng trưởng trong ngắn hạn là đẩy nhanh tốc độ triển khai đầu tư công và củng cố lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư. Do đó trong ngắn hạn, báo cáo khuyến nghị chính sách tài khóa nên tiếp tục hỗ trợ cho tổng cầu. Ngân sách đầu tư được triển khai đầy đủ, kết hợp với các bước nhằm tháo gỡ ách tắc về thủ tục đầu tư công, là cách để nâng đầu tư công lên 7,1% GDP trong năm 2023, so với 5,5% trong năm 2022, qua đó sẽ hỗ trợ cho tổng cầu.
Chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng được cho là phù hợp, nhưng tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ làm gia tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực đến tỷ giá. Để giảm nhẹ rủi ro tài chính đang gia tăng, các biện pháp nâng cao tỷ lệ vốn của các ngân hàng và tăng cường khung giám sát ngân hàng là cách để đảm bảo ổn định và khả năng chống chịu của khu vực tài chính”, báo cáo khuyến nghị.
Trong dài hạn, Việt Nam có tham vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần nâng cao năng suất qua cải thiện các nền tảng căn bản của khu vực tài chính, xử lý những ách tắc về thể chế trong đầu tư công nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để khu vực tư nhân trong nước hoạt động hiệu quả hơn, bên cạnh việc xử lý những rủi ro về biến đổi khí hậu và bền vững môi trường.Các tin khác

BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28

Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức phiên chợ Giáng sinh

Quảng Ngãi: Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Giảm thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/12

Khánh Hoà: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất

Hà Nội: Năm 2023, GRDP tăng khoảng 6,27%

VietinBank gặp gỡ song phương với các đối tác lớn tại COP28

Năm 2024, Bình Định phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% đến 8%

Đà Nẵng: Thu ngân sách nhà nước sụt giảm

Cơ hội và thách thức chuyển đổi xanh

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/12

TÜV SÜD Asia Pacific Pte.Ltd ký kết hợp tác về đổi mới công nghệ

Chật vật phát triển khu kinh tế ven biển

Diễn đàn Horasis Châu Á 2023: Nắm bắt cơ hội mới, cùng phát triển toàn diện

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023
