Xây dựng khu công nghiệp sinh thái để thực hiện tăng trưởng xanh
Hà Nội: Chưa xây dựng KCN Tiến Thắng và Khu nhà ở công nhân tại huyện Mê Linh Gần 3.400 tỷ đồng đầu tư xây dựng KCN Minh Hưng - Sikico Gần 1.100 tỷ đồng xây dựng KCN Long Hậu 3 |
Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc phát triển khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn cả nước thời gian qua đã góp phần hình thành nhiều khu đô thị, dịch vụ mới và hệ thống giao thông kết nối, tạo diện mạo mới cho địa phương; từng bước tác động tới quá trình đô thị hóa theo hướng chuyển đổi vùng nông nghiệp lạc hậu thành khu đô thị công nghiệp phát triển, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế đất nước..
Việt Nam đã thí điểm chuyển đổi một số KCN từ mô hình truyền thống sang KCN sinh thái |
Tính đến hết tháng 10/2023, cả nước đã có 413 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha. Các KCN đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng cân bằng về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.
Ông Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho biết, thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh các giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, với sự hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia quốc tế và nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, thời gian qua Việt Nam đã thí điểm chuyển đổi một số KCN từ mô hình truyền thống sang KCN sinh thái, gắn kết hoạt động công nghiệp với bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng xung quanh KCN, chuyển đổi không gian phát triển công nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu.
Tại các KCN đã chuyển đổi, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, đã có sự liên kết hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp. Kết quả bước đầu của việc chuyển đổi KCN sinh thái đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, huy động được nguồn lực lớn từ khu vực kinh tế tư nhân cho giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh việc chuyển đổi các KCN hiện hữu, trong dài hạn, Việt Nam cũng hướng tới việc quy hoạch và xây dựng mới các KCN sinh thái, trong đó đáp ứng các yêu cầu về thiết kế, quy hoạch, đồng thời thu hút các dự án đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực, quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, có tính tương hỗ về sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng”, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực phân tích.
Với sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, thời gian qua, việc thúc đẩy triển khai mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam đã được triển khai thông qua dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam”. Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với UNIDO thông qua dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”, nhân rộng mô hình KCN sinh thái tại 3 địa phương là Hải Phòng, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh và thu được các kết quả rất đáng khích lệ. Tính đến tháng 10/2023, Dự án hỗ trợ 68 doanh nghiệp tại 3 KCN Deep C - Đình Vũ, Amata Đồng Nai và KCN Hiệp Phước góp phần tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực tại KCN và với khu đô thị liền kề hướng tới thực hiện kinh tế tuần hoàn…
Ngoài ra, trong các khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hỗ trợ việc xây dựng KCN sinh thái tại Bình Dương, thực hiện các mạng lưới tuần hoàn nước đối với một số KCN tập trung nhiều hoạt động dệt may tại Hưng Yên, Thừa Thiên - Huế; thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong các KCN để xây dựng KCN sinh thái theo mô hình của Hàn Quốc; tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác với Phái đoàn liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững Việt Nam của Hà Lan (IDH)... để triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của chuỗi ngành hàng để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.