Xe ô tô nhập khẩu tăng bất chấp dịch bệnh
![]() | Porsche Taycan Cross Turismo ra mắt với giá từ khoảng 2,1 tỷ đồng |
![]() | Mitsubishi Outlander 2022 có giá bán từ 26.990 USD |
Tín hiệu đầu năm
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 2/2021, số lượng ô tô các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ước tính đạt 7.000 xe, tăng 16,1% so với tháng trước.
Như vậy, tính chung 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng 15.000 xe, trị giá là 374 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, lượng nhập khẩu ô tô trong 2 tháng đầu năm 2021 tăng 3,3% về lượng và tăng 0,2% về trị giá. Về cơ cấu thị trường, ô tô các loại nhập về trong những năm qua chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia, chiếm 83% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 52.700 chiếc và từ Indonesia với 35.000 chiếc. Ngoài ra, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ Trung Quốc lại có xu hướng tăng ở mức 46,7%, tương đương 7.400 chiếc.
Có thể thấy kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong 2 tháng đầu năm mặc dù còn ở mức thấp, nhưng có xu hướng tăng trở lại và có thể coi là “tín hiệu vui”. Điều này cho thấy với những nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam và nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp bức tranh kinh tế dần trở nên tươi sáng hơn, trong đó có ngành ô tô. Và nhất là người tiêu dùng đã có sự tự tin hơn khi rút “hầu bao” chi trả thay vì “thắt lưng, buộc bụng” như những tháng trước đó do tình hình dịch bệnh căng thẳng
“Do vậy, nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng như trong hai tháng đầu năm nay, thị trường ô tô nhập khẩu được dự báo sẽ dần vượt qua những thách thức và bứt phá khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát” - chuyên gia phân tích.
Chuộng xe nhập khẩu
Giám đốc phụ trách bán hàng của một showroom xe hơi trên đường Nguyễn văn Linh, Quận 7 cho biết, thông thường vào thời điểm cuối năm, giáp tết vẫn là dịp khách hàng chịu “xuống tiền” để mua xe nhiều nhất. Năm nay, do dịch bệnh tác động nên sức cầu có giảm xuống nhưng không quá lớn. Đặc biệt, người tiêu dùng vẫn chủ yếu “chuộng” các dòng xe ô tô nhập khẩu hơn lắp ráp trong nước do giá cả chênh không nhiều vì thuế giảm, trong khi mẫu mã và các “option” được trang bị khá đầy đủ.
Hiện nay, các dòng xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ một số nước như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc... Trong đó, đối với một số quốc gia ASEAN, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống còn 0% nên đẩy giá xe xuống thấp, cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Anh Tuấn Anh, “sale” bán hàng của hãng xe Toyota Việt Nam cho biết, không riêng gì hãng Toyota mà còn nhiều thương hiệu xe ô tô khác cũng đã chuyển qua nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường Thái Lan về thay vì sản xuất trong nước như trước đây. Còn về phía người tiêu dùng, khi có nhu cầu mua sắm xe cũng tìm đến các dòng xe nhập khẩu nhiều hơn xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Nắm bắt xu thế này, nhiều nhà kinh doanh xe hơi tại Việt Nam cũng đang tích cực đưa thêm nhiều mẫu xe nhập khẩu về nước, đáp ứng nhiều tiêu chí như chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt. Một số chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên về nhập khẩu, phân phối xe ô tô du lịch tiết lộ, trong năm nay sẽ tiếp tục nhập thêm nhiều mẫu xe mới, bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn còn hiện hữu để đáp ứng nhu cầu của bộ phận khách hàng có điều kiện, thích sử dụng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài.
Số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, tính đến hết tháng 1/2021, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 56%, trong khi đó xe nhập khẩu tăng đến gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo dự báo của VAMA, nhu cầu ô tô của Việt Nam năm 2025 theo phương án trung bình đạt khoảng 800 - 900 nghìn xe và đến năm 2030 khoảng 1,5 - 1,8 triệu xe. Như vậy, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ của cả nhà sản xuất, lắp ráp xe trong nước, cũng như đối với nhà kinh doanh, nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc. Vấn đề quan trọng là nhà cung cấp nào nắm bắt được đúng thị hiếu của khách hàng để đưa ra phân khúc phù hợp nhất thì sẽ nắm chắc phần thắng trong tay.
Các tin khác

Ford Ranger Super Duty ra mắt

BYD Sealion 6 - mẫu SUV Hybrid cắm sạc mới nhất của BYD chính thức ra mắt tại Việt Nam

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

Honda gia nhập cuộc đua xe máy điện với mẫu ICON e, giá dưới 29 triệu đồng

Porsche 911 phiên bản nâng cấp trang bị công nghệ T-Hybrid ra mắt tại Việt Nam

Những điểm nổi bật trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trụ sạc xe điện

Tài xế kể chuyện “lách khe cửa hẹp” chốt VinFast Green trong giờ vàng cuối

Giám khảo cuộc thi “Sáng tạo Chất riêng, Độc bản Cá tính”: VF 3 là chiếc xe mang “giá trị Việt” dành cho người Việt

BYD ra mắt Super E-Platform: Cuộc cách mạng sạc nhanh 1.000 kW định hình tương lai xe điện

Honda Giorno+ Disney Fantasia: Mẫu xe độc đáo kỷ niệm 85 năm huyền thoại Disney

Mitsubishi Xforce HEV ra mắt, giá quy đổi từ 683 triệu đồng

Tài xế Bike quyết tâm “lên đời” ô tô nhờ Minio Green, tự tin vào tiềm năng thu lời lớn

GSM nhận 45.813 đơn đặt cọc xe Vinfast Green sau 72 giờ mở bán

Honda ưu đãi khủng, cao nhất 250 triệu đồng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
