Xử lý tài sản bảo đảm qua thi hành án: Chậm sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế
Đã có những chuyển biến tích cực
Theo đánh giá của Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng, công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án về tranh chấp tín dụng, ngân hàng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là khâu quyết định hiệu lực trên thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án, góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng, luân chuyển đến địa chỉ sử dụng hiệu quả hơn, giúp các TCTD đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, công tác này đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với NHNN triển khai Quy chế số 01 về việc phối hợp trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng như: hàng năm tổ chức các Hội nghị rà soát công tác thi hành án; tại một số địa phương; NHNN chi nhánh và Cơ quan thi hành án đã ký kết quy chế phối hợp, tổ chức họp liên ngành để tháo gỡ vướng mắc… Qua đó, đã giúp nhiều vụ việc về tín dụng ngân hàng có giá trị lớn, tồn đọng nhiều năm được xử lý kịp thời, dứt điểm, góp phần hỗ trợ các TCTD từng bước được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trở về mức an toàn.
![]() |
Xử lý nhanh nợ xấu sẽ giúp khơi thông dòng vốn cho phát triển kinh tế |
Thông tin cụ thể hơn về kết quả thi hành án tín dụng ngân hàng, ông Đặng Văn Huy - Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết, năm 2022 cơ quan này phải thi hành là 37.058 việc, tương ứng với số tiền là trên 137.311 tỷ đồng. Tỷ lệ thi hành xong năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7,39% về việc, tăng 4,1% về tiền…
Đại diện Agribank cho biết, công tác thu hồi xử lý nợ của Agribank đã có những chuyển biến tích cực. Lũy kế đến hết quý III/2022, toàn hệ thống Agribank đang có 3.291 vụ việc trong giai đoạn thi hành án, với số tiền yêu cầu thi hành là 24.139 tỷ đồng, số tiền đã thu hồi 4.277 tỷ đồng, số tiền còn phải thu hồi 20.614 tỷ đồng.
Cần có quy trình, thủ tục riêng
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng trên thực tế còn tồn tại, bất cập, chưa đảm bảo quyền của chủ nợ có bảo đảm, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm; lượng án tín dụng ngân hàng tồn đọng khối lượng lớn, trong khi khối lượng án phát sinh thêm hàng năm vẫn tiếp tục tăng, dẫn đến quá tải trong thi hành các bản án tín dụng ngân hàng tại các cơ quan thi hành án. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập hiện nay do quy định pháp luật thi hành án và pháp luật liên quan chưa đồng bộ, thống nhất. Bên cạnh đó còn do việc hiểu, áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả từ phía bản thân các TCTD.
Ông Nguyễn Thành Long - Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng thuộc VNBA cũng thông tin, chỉ tính riêng số vụ án tín dụng, ngân hàng đang chờ thi hành tại Cục Thi hành án dân sự và TP. Hồ Chí Minh, con số này đã vượt trên 10.600 vụ việc, số tiền lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Số án tồn đọng lớn đã ảnh hưởng đến quyền chủ nợ là các TCTD.
Thừa nhận công tác xử lý TSBĐ, thu hồi tiền tài sản cho các TCTD, ngân hàng còn hạn chế, ông Nguyễn Quang Thái – Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự lý giải nguyên nhân một phần do lượng án không ngừng tăng nhanh, trong khi việc bán tài sản thi hành án không dễ. Chưa kể, có nhiều trường hợp TSBĐ không đủ điều kiện pháp lý, bị sai lệch dẫn đến khi xử lý phải xác minh, họp bàn, trao đổi mất nhiều thời gian, kéo dài việc tổ chức thi hành án.
Đại diện các ngân hàng cũng phản ánh, vướng mắc phổ biến nhất trong quá trình xử lý TSBĐ thông qua thi hành án hiện nay là sự bất hợp tác của chủ tài sản. Thực trạng này khiến quyền lợi hợp pháp của các TCTD không được bảo đảm, thời gian thi hành án kéo dài, tốn kém chi phí, giảm giá trị thu hồi nợ, làm tăng nguy cơ gây ra tổn thất cho TCTD cũng như cho xã hội.
Bởi vậy để công tác xử lý TSBĐ thông qua thi hành án dân sự của các TCTD trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt hơn, đại diện Agribank đề nghị, Tổng cục Thi hành án có quy trình thủ tục riêng đối với thi hành án tín dụng, ngân hàng theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ, đảm bảo rút ngắn thời gian thi hành án, đẩy nhanh thủ tục kê biên TSBĐ.
Chung quan điểm, đại diện Vietcombank đề xuất Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi pháp luật liên quan đến công tác thi hành án theo hướng rút ngắn thời gian thực hiện các bước trong quá trình thi hành bản án. Chẳng hạn cơ quan thi hành án chỉ cần thực hiện một lần việc cưỡng chế khi kê biên để có tài sản “sạch”, từ đó tạo thuận lợi cho việc bán đấu giá tài sản cũng như bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá; đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào mức độ hợp tác của bên phải thi hành án trong khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thi hành án dân sự tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra trực tiếp đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, nhất là các Chi cục thi hành án dân sự để tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại của cơ quan thi hành án, chấp hành viên ở địa phương.
Một số TCTD kiến nghị, Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo tòa án nhân dân các cấp chú trọng việc xem xét thẩm định tại chỗ trong các vụ án liên quan đến tín dụng, ngân hàng nhằm xác định chính xác nguồn gốc pháp lý, tình trạng sử dụng tài sản, giá trị tài sản… đảm bảo bản án tuyên được phù hợp, có tính khả thi cao trên thực tế.
Chia sẻ những khó khăn vướng mắc, Tổng thư ký VNBA TS. Nguyễn Quốc Hùng ghi nhận những kiến nghị của các TCTD phù hợp với thực tiễn. Với vai trò Hiệp hội, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, sẽ tổng hợp các kiến nghị, đề xuất giải pháp với các cơ quan quản lý nhà nước làm sao công tác xử lý TSBĐ thông qua thi hành án đạt hiệu quả nhất, đảm bảo hoạt động xử lý nợ xấu tốt hơn.
Các tin khác

Tỷ giá sáng 6/12: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Quyết tâm thúc đẩy tín dụng xanh

Ngân hàng đang làm “Người bạn đồng hành” với khách hàng ra sao?

Tỷ giá sáng 5/12: Tỷ giá trung tâm giảm 13 đồng

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Ngân hàng tích cực gia cố bộ đệm

Tỷ giá sáng 4/12: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

NHNN Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Nhà nước Lào

Sacombank kết nối thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới tại Campuchia

Hội nghị song phương thường niên giữa NHNN Việt Nam và NHCHDCND Lào

Giải chạy “LPBank – Run4Change” lan tỏa tinh thần chuyển đổi mạnh mẽ và lối sống tích cực

Cuối năm Sacombank tăng nguồn vốn và giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng

Ngân hàng Bản Việt ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới

Thúc đẩy vay tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen

Ngành Ngân hàng hiến kế giải bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn

Năm 2024, quyết tâm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Diên hồng” tháo gỡ khó khăn về vốn
Công bố quyết định kiện toàn chức danh Bí thư Chi bộ NHNN chi nhánh Phú Yên
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Đến VietinBank gửi tiền cuối năm rinh lãi đủ đầy, đón Tết sum vầy

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh
