Câu hỏi lớn dành cho Fed và các NHTW lớn tại Jackson Hole
Các nền kinh tế tiên tiến thế giới đang mắc kẹt trong một tình thế vô cùng khó khăn.
Theo một nghiên cứu của S&P Global được công bố trong tuần qua, hiện có gần 500 triệu người trên thế giới đang sống ở các nước có chính sách lãi suất âm, mà những quốc gia này đại diện cho gần 25% GDP toàn cầu. Chưa hết, hơn một nửa lượng trái phiếu chính phủ trên thế giới, được đo bằng chỉ số S&P Global Developed Sovereign Bond Index, hiện cũng mang lãi suất tiêu cực, báo cáo cho biết.
Tiền bốc hơi trước mắt của bạn. Đó là nhược điểm của lãi suất tiêu cực.
Ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế tiên tiến trên toàn cầu đã phải dùng đến những giải pháp chưa từng có tiền lệ để kích thích tăng trưởng kinh tế. hính sách lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Đan Mạch, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được xem là một động thái tuyệt vọng cuối cùng.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) hiện đã thoát khỏi cái bẫy này khi kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng 1,2% trong quý 2 vừa qua, mức tăng tuy còn khá khiếm tốn song cũng vô cùng tích cực trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù vậy, Chủ tịch Fed Janet Yellen đã tuyên bố rằng, sẽ không loại trừ khả năng triển khai chính sách lãi suất âm tại Mỹ.
Chính sách lãi suất âm được kỳ vọng thông qua việc khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn, các cá nhân và doanh nghiệp cũng vay mượn nhiều hơn để chi tiêu, đầu tư, qua đó sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và chống lại giảm phát.
Tuy nhiên kết quả lại không được như mong muốn. Một nhóm các nhà kinh tế thuộc S&P Global lưu ý rằng, trong khi các dữ liệu kinh tế tại châu Âu cho thấy chính sách lãi suất âm có thể có tác động kích cầu mong muốn đó, nhưng điều đó lại không xảy ra tại Nhật Bản. Trong khi Báo cáo của S&P Global cảnh báo rằng, nếu duy trì chính sách lãi suất âm quá lâu có thể gây tổn hại cho hệ thống ngân hàng cũng như khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm rủi ro.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra 3 rủi ro lớn của chính sách lãi suất âm. Thứ nhất nó có thể gây tổn hại cho các ngân hàng. Theo đó, lãi suất âm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận ngân hàng. Nó không chỉ buộc các ngân hàng thương mại phải chi trả cho các khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương, mà còn khuyến khích hoạt động cho vay có mức độ rủi ro cao hơn. Hệ quả là nó làm suy yếu hệ thống ngân hàng tại những quốc gia áp chính sách này, và có thể ảnh hướng đến toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.
Thứ hai, lãi suất âm có thể được xem là một sắc thuế tiết kiệm. Với những phân tích ở trê, câu hỏi đặt ra là liệu các ngân hàng có thể duy trì được bao lâu trước khi áp dụng chính sách lãi suất âm đối với người gửi tiền? Còn nếu áp dụng, liệu người gửi tiền có chấp nhận mức lãi suất âm - cũng có nghiã họ phải trả tiền cho các khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng?
Thứ ba, chính sách lãi suất âm sẽ khuyến khích phát triển một xã hội tiền mặt. Dưới đây là một trích dẫn từ David Blitzer - Giám đốc quản lý của S&P Dow Jones Indices: "Nếu lãi suất âm lan rộng ra các tổ chức tài chính lớn và lớn hơn là cả nền kinh tế, nền kinh tế sẽ càng hướng tới một nền kinh tế tiền mặt, kéo theo chi phí giao dịch và rủi ro trộm cắp cũng gia tăng. Trong khi chỉ có một số ngành công nghiệp có thể được hưởng lợi: Dịch vụ bảo vệ nhà và các nhà sản xuất két an toàn... Nó khiến giao dịch trong xã hội sẽ khó khăn và tốn kém hơn. Bạn đã thực sự ngay ngược lại đồng hồ".
Chỉ có vàng là hưởng lợi. Theo các chuyên gia, giá vàng sẽ tiếp tục tỏa sáng trong môi trường này. Những lo ngại về rủi ro ngày càng tăng của chính sách lãi suất âm sẽ thúc đẩy việc nắm giữ vàng vật chất. Vàng sẽ được hưởng lợi lớn trong một thế giới mà gần một nửa nợ công của toàn thế giới có lợi suất âm. Việc xã hội dịch chuyển sáng tiêu dùng tiền mặt cũng sẽ khuyến khích việc nằm giữ vàng.
Một câu hỏi lớn. Một câu hỏi đang lo ngại hơn là liệu các ngân hàng trung ương cũng như Chính phủ các nước lớn trên thế giới có thể làm gì để kích thích tăng trưởng kinh tế? khi mà dư địa của chính sách tài khóa tại các nền kinh tế tiên tiến những năm gần đây ngày càng hạn hẹp trong bối cảnh lo ngại nợ công tăng.
Ai sẽ là người có câu trả lời? Liệu bà Janet Yellen - Chủ tịch Fed và các đồng nhiệm có đưa ra được câu trả lời tại Hội nghị thường niên tại Jackson Hole, Wyoming vào ngày 26/8 tới? Chúng ta hãy chờ xem.