Cần tiếp tục xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt được nhiều kết quả tích cực. Khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với từng thôn xóm, bản làng, từng ngày “thay da, đổi thịt” cuộc sống của người dân vùng Trung du.
Xuất khẩu các sản phẩm lâm, thuỷ sản cả năm 2024 của Việt Nam dự báo có thể đạt 61 tỷ USD, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 9 tháng năm 2024 tỷ lệ xuất siêu của ngành nông nghiệp đạt 13,9 tỷ USD, chiếm 67% của cả nền kinh tế.
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã đứng ra ký kết ủy thác với Agribank Chi nhánh huyện Đại Lộc (Agribank Đại Lộc) cho hội viên nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đã giúp cho hàng nghìn hộ dân là hội viên nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc thoát nghèo bền vững, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Đắk Lắk vừa tổ chức Phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý 3 và triển khai nhiệm vụ quý 4/2024.
Tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh gần đây, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, ngân hàng này đã đưa ra 6 gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp và hộ nông dân. Đơn cử, Agribank đang triển khai gói tín dụng ngắn hạn 20.000 tỷ đồng dành cho khách hàng lĩnh vực xuất nhập khẩu, lãi suất chỉ từ 2,6%/năm.
Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh trên con đường phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước.
Ngày 9/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “Tam nông” phát triển nhanh và bền vững.
Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng trồng lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, KienlongBank bổ sung nguồn vốn vay với nhiều ưu đãi, trợ lực giúp khách hàng nhanh chóng bắt đầu mùa vụ mới bội thu.
Với việc phát huy hiệu quả của những “cánh tay nối dài”, hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở Quảng Ngãi trong những năm qua đã thu được những kết quả ấn tượng; đóng góp vào công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 07 - 11/9 vừa qua. Với quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết, ngân hàng sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Tuy vẫn nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nước, lại có tới 96% là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng khát vọng thoát nghèo của đồng bào vùng cao Mù Cang Chải đang được đánh thức bằng việc thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải.
Vượt qua trở ngại nhất định về địa lý và chi phí đầu tư, một số ngân hàng cổ phần đã tăng tốc thu hẹp “khoảng trống thị trường” tại khu vực nông thôn và các đô thị loại 2, cộng hưởng thế mạnh từ số hóa để bứt phá tăng trưởng số lượng khách hàng.