Sacombank và VAMC ký kết hợp tác xử lý nợ xấu
Về nợ xấu tại Trung Quốc hiện nay | |
Xử lý nợ xấu: Ngân hàng ưu tiên sử dụng biện pháp “mềm” | |
Cần một hệ sinh thái trong xử lý nợ xấu |
Theo đó, Sacombank và VAMC sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng lộ trình và triển khai xử lý nợ cho từng năm, đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu để thu hồi nợ. Mục tiêu trong năm 2017 sẽ xử lý và thu hồi nợ từ 15.000 – 20.000 tỷ đồng.
Ông Đoàn Văn Thắng – Tổng giám đốc VAMC và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank tại lễ ký kết hợp tác nhằm đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu và thu hồi nợ. |
Sacombank sẽ đề xuất danh mục các khoản nợ xấu bán nợ cho VAMC bằng trái phiếu đặc biệt và các khoản nợ xấu để mua bán nợ theo giá trị thị trường. Năm 2017, hai bên sẽ xem xét mua bán nợ xấu theo giá thị trường với giá trị tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Đối với các khoản nợ xấu VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, hai bên đánh giá, phân loại nợ để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm triển khai hiệu quả nhất.
Tại lễ ký kết, Sacombank và VAMC cũng đã tiến hành ký hợp đồng mua bán 3 khoản nợ theo giá thị trường với tổng dư nợ hơn 2.580 tỷ đồng, có tài sản đảm bảo là các bất động sản, máy móc thiết bị có giá trị tại Đà Nẵng và TP.HCM.
Được biết, NHNN đã chọn 6 tổ chức tín dụng (Sacombank, ACB, BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank) tiên phong triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 15/8) nhằm tập trung triển khai một cách toàn diện, quyết liệt và hiệu quả tất cả các chính sách cho phép để xử lý nợ xấu.
Theo đó, xác định mục tiêu, lộ trình kiển khai cho từng năm cũng như báo cáo các khó khăn vướng mắc, đề xuất các Bộ, Ngành hoàn thiện các văn bản hướng dẫn xử lý nợ xấu. Đây sẽ là nền tảng tạo khung hành lang pháp lý để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần khơi thông nguồn vốn, kích thích phát triển nền kinh tế.
Cùng với việc ký kết thỏa thuận với VAMC, Sacombank sẽ có thêm điều kiện để triển khai thành công Đề án tái cơ cấu Ngân hàng sau sáp nhập.