Tìm hướng đi cho làng nghề Việt
Thúc đẩy thương mại điện tử làng nghề | |
Du lịch làng nghề: Biến tiềm năng thành hiện thực |
Thừa nhận thực tế trên, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chỉ ra nguyên nhân: chất lượng sản phẩm, hàng hóa của làng nghề còn thấp; mẫu mã đơn điệu, chậm thay đổi, thiếu độ tinh xảo. Hệ quả là nhiều sản phẩm làng nghề của ta còn kém sức cạnh tranh.
Cần có chính sách khuyến khích phát triển làng nghề |
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam bổ sung: Người thợ làng nghề mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích bản thân hoặc rập khuôn theo mẫu truyền thống mà chưa có sự sáng tạo để đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Bản thân làng nghề chưa có kỹ năng khai thác giá trị làng nghề. Sản phẩm làng nghề tuy nhiều, phong phú nhưng ít sản phẩm có thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế.
Bà Hà Thị Vinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh thì cho biết, các nhà sản xuất trong các làng nghề cũng hiểu được những hạn chế của mình, song muốn học hỏi, muốn thay đổi mẫu mã cần phải có kỹ năng, kỹ thuật được truyền thụ lại.
Đồng thời, phải thường xuyên đầu tư hiện đại hóa công nghệ, cải tiến đổi mới phương pháp sản xuất, trau dồi tay nghề cho người lao động. Đặc biệt, chú trọng phát huy các nghệ nhân vào giảng dạy tại các trường, lớp; hỗ trợ đào tạo các DNNVV trong các làng nghề…
Bổ sung giải pháp để phát triển làng nghề Việt Nam, ông Trịnh Quốc Đại, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, các bộ, ngành và Hiệp hội làng nghề Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch làng nghề; thu hút các nhà thiết kế chuyên nghiệp tham gia thiết kế hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ. Thông qua tổ chức thi thiết kế mẫu mã hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ hàng năm sẽ chọn được những mẫu mã xuất sắc áp dụng vào sản xuất trong các làng nghề du lịch.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hộ sản xuất, các DN tại các làng nghề sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ theo những mẫu mã thiết kế mới, phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nước và quốc tế. Đối với các làng nghề cần có diện tích rộng để phát triển sản xuất, các cấp, các ngành tạo điều kiện mở rộng mặt bằng sản xuất cho các hộ dân làng nghề, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cụm/điểm công nghiệp để tạo quỹ đất đủ điều kiện đáp ứng mặt bằng cho dự án đầu tư thuận lợi, sản xuất ổn định.
“Chúng ta cần có chính sách khuyến khích các làng nghề đưa hàng về các vùng nông thôn, miền núi, mở rộng thị trường nội địa; trợ giúp các làng nghề và các cơ sở làng nghề được tham gia nhiều hơn nữa các cuộc tham quan, khảo sát xúc tiến thương mại ở nước ngoài, có chính sách trợ giúp về kinh phí”, ông Lê Duy Dần khuyến nghị thêm.