Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cần cơ chế tăng vốn dài hơi cho Big 4

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Tuần qua, một thông tin đáng chú ý đối với hệ thống ngân hàng nói chung, Big 4 (4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) nói riêng đó là trong báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã trình Phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank.
aa
Nâng cao năng lực tài chính cho Big4 Áp lực tăng vốn đối với Big 4

Hoàn thiện hồ sơ tăng vốn điều lệ đối với các ngân hàng Vietcombank, BIDV, VietinBank và Ngân hàng Hợp tác xã. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã hoàn thiện các thủ tục chuyển cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank theo các Nghị quyết, quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Cũng trong tuần qua, NHNN đã quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của Agribank từ 40.963 tỷ đồng lên 51.639 tỷ đồng kể từ 4/10/2024. Đây là một bước tiến quan trọng giúp Agribank cải thiện năng lực tài chính và đảm bảo khả năng mở rộng hoạt động.

Với vai trò là trụ cột “bơm” vốn cho nền kinh tế đồng thời là cánh tay nối dài của NHNN trong thực hiện chính sách tiền tệ và tín dụng, luôn đi đầu trong giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém… việc tăng vốn cho nhóm Big4 rất cấp thiết để không chỉ giữ vững vai trò dẫn dắt, khẳng định vị thế “sếu đầu đàn” trong ngành Ngân hàng Việt Nam mà cả trong khu vực. Tại buổi làm việc với các NHTMCP mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành Ngân hàng phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.

Cần cơ chế  tăng vốn dài hơi cho Big 4

Mặc dù trọng trách rất lớn nhưng việc tăng vốn của các NHTM có vốn nhà nước trong những năm qua đều gặp trắc trở. Nguyên do đặc thù các ngân hàng muốn tăng vốn phải qua quá trình xét duyệt trình tự từ NHNN, Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội nên thời gian phê duyệt kéo dài. Chưa kể việc này các ngân hàng phải đi xin từng năm khiến cho việc tăng vốn của Big 4 vốn đã khó lại càng khó hơn.

Trong khi đó, việc tăng vốn của nhóm NHTMCP tư nhân dễ dàng hơn khi chỉ cần sự đồng thuận của cổ đông và đáp ứng các quy định về giới hạn sở hữu. Thực tế là nhiều NHTMCP đã tận dụng thời điểm thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh để thực hiện kế hoạch tăng vốn qua các hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư... Điều này khiến nhóm Big 4 ngày càng tụt lùi trong cuộc đua thứ hạng về vốn điều lệ so với các NHTMCP tư nhân. Ngay cả như Agribank, với mức vốn điều lệ mới, nhà băng này vẫn chỉ xếp thứ 7 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó xếp thấp nhất trong nhóm Big4 và đứng sau ba NHTMCP khác là MB (hơn 52.100 tỷ đồng) và Techcombank (70.450 tỷ đồng) và VPBank (hơn 79.300 tỷ đồng). BIDV và VietinBank cũng bị các NHTMCP trên vượt mặt về vốn điều lệ.

Với tốc độ tăng vốn chậm hơn, hệ số an toàn vốn (CAR) của nhóm NHTM nhà nước luôn đứng trước nguy cơ chạm ngưỡng quy định, nên cũng giới hạn các hoạt động phát triển kinh doanh, cụ thể là ở hoạt động tín dụng. Tính đến ngày 30/6/2024, hệ số CAR tính theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN của nhóm NHTM nhà nước là 9,99%, thấp hơn nhiều so với mức 11,86% của nhóm NHTMCP tư nhân.

Trước tình trạng cứ phải thấp thỏm chờ tăng vốn hàng năm, lãnh đạo các NHTM trong nhóm Big 4 đề nghị Chính phủ, Quốc hội có cơ chế dài hơi để các ngân hàng này có thể tăng vốn bền vững và chủ động hơn. Theo Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn, ngay cả khi được cấp đủ 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ cho giai đoạn 2021-2023, thì số vốn tăng thêm cũng chỉ đủ cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đến năm 2024. Dự kiến năm 2025, để tăng trưởng 10% dư nợ tín dụng, Agribank cần được Nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng. “Chúng tôi mong muốn Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương từ năm 2024 cho phép áp dụng cơ chế tăng vốn điều lệ hàng năm cho Agribank từ phần lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước của ngân hàng”, Chủ tịch HĐTV Agribank kiến nghị.

Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT VietinBank Phạm Minh Bình đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm trong vòng 5 năm (giai đoạn 2024 - 2028) để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Từ những phân tích trên cho thấy, các cấp có thẩm quyền cần ban hành cơ chế, chính sách mang tính dài hơi, chiến lược để hỗ trợ các ngân hàng Big 4 hoàn thiện việc nâng cao năng lực tài chính, tạo đà phát triển, trở thành những ngân hàng hàng đầu khu vực trong tương lai.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 23/6: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Sáng 23/6: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (23/6), tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 3-35 đồng so với phiên trước.
Agribank - Ngân hàng duy nhất được vinh danh tại chương trình "Vinh quang Việt Nam"

Agribank - Ngân hàng duy nhất được vinh danh tại chương trình "Vinh quang Việt Nam"

Tối ngày 22/6/2025, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2025 với chủ đề “Tự hào và Khát vọng”. Tại chương trình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất được xướng tên, ghi dấu ấn đặc biệt với những đóng góp to lớn, bền bỉ và đầy trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước – đặc biệt trong lĩnh vực “Tam nông”.
Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Kantar BrandZ - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, mới đây đã công bố danh sách 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024. Trong danh sách, Việt Nam có 01 đại diện duy nhất góp mặt là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với vị trí thứ 20, thương hiệu Vietcombank được định giá 2.105 triệu USD, tăng 18% so với năm 2023.
Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Là ngân hàng thương mại với 100% vốn Nhà nước, Agribank kiên định với sứ mệnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank không ngừng nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và nền kinh tế quốc dân. Trên hành trình ấy, báo chí luôn là người bạn đồng hành thân thiết, là kênh thông tin thiết yếu giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà Agribank mang lại.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.
NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

Đắk Lắk, một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên với địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhưng nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng chục ngàn hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề "Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ" để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.