"Canh chừng" lạm phát
![]() | Lạm phát: Không chủ quan, không lo lắng thái quá |
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 28/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 0,97% và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022. Đóng góp chính cho mức tăng 0,45% của CPI tháng 2 là từ nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 2,11% chủ yếu do giá xăng, dầu tăng 5,66% (làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 13/02/2023 và 21/02/2023.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 2 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy tốc độ tăng lạm phát cơ bản đã chậm hơn so với tháng đầu năm.
![]() |
Ảnh minh họa |
Báo cáo kinh tế vĩ mô của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV vừa công bố cũng đưa ra nhận định: Lạm phát cơ bản tháng 2/2023 tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 5,08% so với cùng kỳ, thấp hơn mức lạm phát cơ bản tháng 1/2023 (5,21%) song cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 4,6%) và là mức lạm phát cơ bản cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 7 năm, cho thấy lạm phát do nhập khẩu (trừ năng lượng và thực phẩm) và cung tiền còn cao. Lạm phát của Việt Nam dự báo sẽ đạt đỉnh cuối quý I/2023 sau đó có thể giảm nhiệt do có các yếu tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát (giá hàng hóa thế giới kỳ vọng hạ nhiệt, vị thế chủ động trong cung ứng hàng hóa thiết yếu, tỷ giá và lãi suất tương đối ổn định…). Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn còn rất lớn, chủ yếu do giá dầu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục đứng ở mức cao khi Trung Quốc mở cửa trở lại, trong khi trong nước còn do lộ trình tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, đặc biệt là giá điện.
Do đó, Nhóm nghiên cứu kiến nghị: chính sách kiểm soát lạm phát nên tiếp tục phối hợp đồng bộ, hiệu quả hơn, tính toán mức tăng tối ưu giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý góp phần giảm áp lực lạm phát, vừa tạo dư địa tăng cung tiền hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tuần qua thị trường chứng kiến hàng loạt ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Lãi suất cho vay cũng giảm 1-2% khi nhiều TCTD tung ra các gói tín dụng ưu đãi; có ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn đến 2% so với cho vay thông thường. Cũng trong tuần qua, hàng loạt hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được tổ chức khắp các tỉnh thành trên cả nước, các doanh nghiệp kỳ vọng những gì họ kiến nghị đã và sẽ tiếp tục được tháo gỡ, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, xét trên nhiều yếu tố có thể thấy thiếu những cơ sở vững chắc để mặt bằng lãi suất giảm nhanh mà không gây áp lực lên kiểm soát lạm phát trong mục tiêu 4,5%. Đơn cử, lương cơ bản tăng từ tháng 7 tới đây sẽ tác động đến giá cả hàng tiêu dùng; Fed vẫn chưa ngừng tăng lãi suất; hay cuộc chiến giữa Nga- Ukraine leo thang khiến địa chính trị thế giới ngày càng bất định, giá dầu thế giới duy trì ở mức cao… Chưa kể, khi lãi suất giảm, cầu tín dụng sẽ tăng mạnh, trong khi các tổ chức tài chính quốc tế đã nhiều lần cảnh báo tăng trưởng tín dụng quá cao so với mức tăng của GDP sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy.
Theo báo cáo cập nhật của các chuyên gia Standard Chartered, CPI bình quân cả năm nay có thể ở mức 5,5%, tức vượt mục tiêu trong khoảng 4,5% đặt ra. Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Standard Chartered nhận định: Các thành tố có thể khiến lạm phát năm nay cao hơn đến từ giá lương thực thực phẩm, dịch vụ giáo dục, lạm phát nhập khẩu, tiêu dùng trong nước phục hồi... Do đó, kiểm soát lạm phát nên là một trong những ưu tiên chính sách...
Các tin khác

Tài chính nhúng tối ưu trải nghiệm khách hàng

Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lâm nghiệp, thủy sản

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển

Tỷ giá sáng 25/5: Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng

Tỷ giá sáng 24/5: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Sôi động Chương trình triển lãm “Ngân hàng GenZ”

Tỷ giá sáng 23/5: Tỷ giá trung tâm giảm 14 đồng

CIC đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng

DID luôn sẵn sàng đồng hành, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với NHNN

Cảnh giác trước lời mời xóa nợ xấu

Tỷ giá sáng 22/5: Tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng trong phiên đầu tuần

Tọa đàm tư vấn nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ

Tỷ giá sáng 19/5: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ ba liên tiếp

Tỷ giá sáng 18/5: Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Nhanh chóng luật hoá xử lý nợ xấu

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
