Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất 1 tháng do lo ngại nợ công

Hà Vy
Hà Vy  - 
Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều khép lại phiên giao dịch ngày thứ Tư (21/5) với mức giảm mạnh nhất trong 1 tháng, trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng vọt khi các nhà đầu tư lo ngại nợ của chính phủ Mỹ sẽ tăng lên hàng nghìn tỷ USD nếu Quốc hội thông qua dự luật cắt giảm thuế do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
aa
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất 1 tháng do lo ngại nợ công
Ảnh minh họa

Theo đó chỉ số S&P 500 để mất 95,85 điểm, tương đương giảm 1,61%, xuống 5.844,61 điểm. Trong khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 816,80 điểm, tương đương giảm 1,91%, xuống 41.860,44 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 270,07 điểm, tương đương giảm 1,41%, xuống 18.872,64 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng giảm mạnh, với chỉ số Russell 2000 ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 10/4.

10 trong số 11 nhóm ngành của S&P 500 giảm, dẫn đầu là bất động sản, chăm sóc sức khỏe, tài chính, tiện ích, hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ. Chỉ duy nhất nhóm cổ phiếu dịch vụ truyền thông là tăng. Cổ phiếu của công ty mẹ của Google là Alphabet tăng 2,7%, trong khi Nvidia giảm 1,9%; Apple giảm 2,3% và Tesla giảm 2,7%...

Trong khi đó lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng mạnh. Theo đó, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 30 năm tăng lên 5,09%, chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2023. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng tăng 10,8 điểm cơ bản lên 4,589% sau khi có thời điểm đã tăng lên cao nhất kể từ giữa tháng 2.

Lợi suất trái phiếu đã tăng mạnh sau khi phiên phát hành 16 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 20 năm của Bộ Tài chính Mỹ thất bại. Trái phiếu dài hạn càng chịu áp lực bán mạnh khi các nhà giao dịch lo ngại rằng dự luật ngân sách mới mà ông Trump đề xuất sẽ làm thâm hụt ngân sách của Mỹ trầm trọng hơn. Dự luật này dự kiến ​​sẽ được thông qua khi các nhà lập pháp đạt được thỏa hiệp về các khoản khấu trừ thuế của tiểu bang và địa phương.

”Câu hỏi hiện tại là, xét về góc độ tài chính, dự luật thuế sẽ như thế nào và liệu nó có phá vỡ toàn bộ sự tiết kiệm tài chính gần đây chỉ bằng cách tăng mức nợ với tốc độ chậm hơn không? Vì vậy, tôi nghĩ đó là lý do tại sao lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng cao hơn - vì các nhà đầu tư lo ngại rằng chúng ta thực sự không làm gì để làm chậm tốc độ lạm phát và giảm nợ”, Sam Stovall - Chiến lược gia đầu tư chính của CFRA Research trả lời CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

“Bây giờ có vẻ như có nhiều khả năng dự luật thuế sẽ được thông qua hơn và điều đó có thể chỉ đơn giản là tiếp tục tăng mức nợ chung”, ông nói tiếp.

Lợi suất trái phiếu kho bạc đã tăng vọt vào tháng trước khi lo ngại về thuế quan của Tổng thống Donald Trump làm giảm niềm tin vào các tài sản của Mỹ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vào tháng 4 đã dao động từ dưới 3,9% lên hơn 4,5% chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên sau đó lợi suất trái phiếu Kho bạc đã giảm trở lại sau khi ông Trump tuyên bố hoãn thuế quan đối ứng.

Thế nhưng trái phiếu Kho bạc và các tài sản Mỹ khác lại chịu áp lực bán mạnh sau khi Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Mỹ. Áp lực bán càng gia tăng do các nhà đầu tư lo ngại dự luật thuế của ông Trump có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nợ của Chính phủ Mỹ.

Động thái bán tháo trái phiếu đã lan sang thị trường cổ phiếu. Sự sụt giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ diễn ra sau một phiên giao dịch khó khăn. S&P 500 đã chấm dứt chuỗi 6 ngày tăng, trong khi Nasdaq chứng kiến ​​ngày giảm đầu tiên trong ba ngày.

Trước đó cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ là S&P 500, Dow Jones và Nadaq Composite đã phục hồi mạnh mẽ kể từ đợt bán tháo vào tháng trước. Theo đó, S&P 500 và Nasdaq đã tăng lần lượt hơn 13% và 18% trong tháng qua.

”Một số [nhà đầu tư] hơi lo lắng rằng chúng ta đã đi quá xa, quá nhanh và sắp phải ‘tiêu hqu’ một số mức tăng gần đây", Stovall nói thêm.

Hà Vy

Tin liên quan

Tin khác

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã: POW) đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2025, khi những khó khăn của giai đoạn trước dần được thay thế bằng loạt yếu tố thuận lợi đến từ thị trường, nguồn cung và chính sách điều hành. Đặc biệt, điện khí là mảng từng trầm lắng lại đang hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng không chỉ cho kết quả kinh doanh ngắn hạn mà còn cho triển vọng trung và dài hạn.
Thanh khoản lao dốc, VN-Index giảm hơn 1 điểm

Thanh khoản lao dốc, VN-Index giảm hơn 1 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6, VN-Index giảm nhẹ 1,03 điểm (-0,08%) xuống 1.315,2 điểm, trong khi HNX-Index cũng mất 0,17 điểm (-0,08%) về 226,23 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục lao dốc, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những tín hiệu không rõ ràng về xu hướng ngắn hạn.
Chứng khoán Mỹ bật tăng: Giá dầu, tiêu dùng lên ngôi giữa lúc Fed “án binh bất động”

Chứng khoán Mỹ bật tăng: Giá dầu, tiêu dùng lên ngôi giữa lúc Fed “án binh bất động”

Phiên giao dịch ngày 10/6 (theo giờ Mỹ, tức rạng sáng 11/6 theo giờ Việt Nam) khép lại trong sắc xanh trên cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ, với động lực đến từ đà tăng mạnh của nhóm năng lượng và tiêu dùng không thiết yếu. Bên cạnh đó, các diễn biến về chính sách tiền tệ và thương mại quốc tế tiếp tục tác động đến tâm lý thị trường.
VN-Index tăng gần 6 điểm nhờ lực kéo cuối phiên

VN-Index tăng gần 6 điểm nhờ lực kéo cuối phiên

Phiên giao dịch ngày 10/6 khép lại với sắc xanh nhạt, khi mà chỉ số VN-Index tăng nhẹ 5,66 điểm (+0,43%) lên mức 1.316,23 điểm. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục thể hiện trạng thái phân hóa rõ rệt, dòng tiền dè dặt và nhịp tăng vẫn thiên về yếu tố phục hồi kỹ thuật hơn là xu hướng tăng bền vững.
Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 10/6 giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến trái chiều, trong bối cảnh nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước loạt dữ liệu lạm phát quan trọng sẽ được công bố trong tuần này.
SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHB) đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới đầu tư khi chuẩn bị “mở két” chi trả hơn 2.000 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt và nhận được lực mua ròng mạnh mẽ từ khối ngoại. Những tín hiệu tích cực cả về hoạt động kinh doanh lẫn kỳ vọng dòng vốn ngoại đang tạo đà mới cho cổ phiếu SHB trong bối cảnh thị trường đang tìm kiếm các mã ngân hàng có định giá hấp dẫn.
VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

Tuần giao dịch từ 9-13/6 được dự báo sẽ là giai đoạn bản lề của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index kiểm định vùng hỗ trợ then chốt quanh mốc 1.320 điểm. Đây được xem là mốc kỹ thuật quan trọng, quyết định khả năng duy trì xu hướng tăng ngắn hạn hay bước vào một nhịp điều chỉnh sâu hơn.