CIC đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng
![]() |
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) vừa tổ chức Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng tài chính và sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Tham dự tọa đàm có ông Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (HUB); ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc CIC; bà Phạm Thị Thanh Huyền - Trưởng nhóm phát triển cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam và Campuchia, khối Tư vấn các định chế tài chính Châu Á và Thái Bình Dương, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cùng đông đảo các giảng viên của HUB.
Nhân dịp này, ông Lê Anh Tuấn đã trình bày các nội dung liên quan đến trụ cột số 1 – Báo cáo tín dụng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam. Với vai trò là trụ cột quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia, hệ thống báo cáo tín dụng của CIC đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Cụ thể, các báo cáo TTTD đóng vai trò gián tiếp thúc đẩy tài trợ vốn cho DNNVV, hỗ trợ TCTD trong suốt chu kỳ tín dụng của khách hàng vay: từ khâu tìm kiếm khách hàng, phê duyệt tín dụng, quản lý sau cho vay và thu hồi nợ.
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, khu vực DNNVV hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động, dư nợ khoảng gần 20%/tổng dư nợ nền kinh tế. Tuy nhiên, do những hạn chế về quản trị điều hành, tài sản đảm bảo, khả năng sinh lợi, quy định pháp lý liên quan về bảo vệ quyền lợi của bên cho vay, thông tin lịch sử tín dụng… nên trong 5 năm gần đây, số DNNVV tiếp cận tín dụng còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 21% DNNVV tiếp cận tín dụng từ các TCTD.
![]() |
Với vai trò là một cơ quan TTTD công lập, CIC đề xuất 8 nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động TTTD để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV như: nâng cao chất lượng kho dữ liệu TTTD, phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, giáo dục tài chính, trao đổi thông tin xuyên biên giới…
Để đảm bảo tính minh bạch trong thông tin, đồng thời góp phần hỗ trợ khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các đối tượng hoạt động quy mô nhỏ và năng lực tài chính hạn chế như DNNVV, CIC không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ TTTD chất lượng cao, chi phí hợp lý, đạt chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị khai thác thông tin, CIC tiếp tục duy trì thu thập ổn định các loại thông tin về dư nợ, hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, thẻ tín dụng, tài chính doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp từ các TCTD, đảm bảo chất lượng thông tin được duy trì, đều đạt từ trên 97% đến 100%. Để góp phần hỗ trợ khách hàng vay vốn nói chung, các DNNVV nói riêng, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, trong thời gian tới, CIC tiếp tục tập trung thúc đẩy minh bạch hóa thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu, độ phủ của thông tin, mở rộng cung cấp báo cáo tín dụng đến các khách hàng vay trên toàn quốc, tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng vay về chất lượng thông tin tín dụng trong kho dữ liệu CIC; đẩy mạnh phổ cập kiến thức tài chính hiệu quả tới người dân và doanh nghiệp; kết nối cung - cầu tín dụng; cải thiện chỉ số chiều sâu và độ phủ thông tin tín dụng, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và môi trường kinh doanh.
Trong năm 2022, CIC đã luôn đảm bảo được sự an toàn, ổn định, đóng góp vào kết quả chung của ngành Ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng. CIC cũng thực hiện đôn đốc các TCTD gửi báo cáo về CIC theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN) quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Kết quả trong năm 2022, CIC đã kiể̉m soát và cập nhật thông tin cho trên 1.211.000 khách hàng báo cáo theo Thông tư số 01, với tổng dư nợ quy đổi là trên 798.900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CIC tiếp tục mở rộng thu thập thông tin từ các bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thuế...) để nâng cao độ phủ và chiều sâu của kho dữ liệu. Trong năm, CIC đã cập nhật thông tin các doanh nghiệp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm cập nhật 100% các thông tin thay đổi, cập nhật mới về doanh nghiệp (300.000 báo cáo tài chính doanh nghiệp; hàng triệu thông tin khách hàng có mua hàng trả chậm từ các doanh nghiệp bán lẻ...). Đặc biệt, CIC đã mở rộng thu thập TTTD của khách hàng từ tổ chức tự nguyện. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp, nhất là những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa như vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi... Ngoài ra, trong năm 2022, CIC và C06 Bộ Công an đã thống nhất chọn phương án kết nối offline để làm sạch 51 triệu hồ sơ khách hàng trong kho dữ liệu CIC và phương án online qua API để làm sạch các hồ sơ phát sinh hằng tháng.
Các đại biểu tại buổi tọa đàm cũng được nghe đại diện IFC đã trình bày báo cáo về 02 trụ cột còn lại của cơ sở hạ tầng tài chính: Trụ cột về giao dịch bảo đảm, chế định về mất khả năng thanh toán, phá sản và phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Báo cáo của IFC là mảnh ghép cuối cùng mang lại bức tranh toàn cảnh về cơ sở hạ tầng tài chính tại Việt Nam, vai trò của từng trụ cột đối với hoạt động của DNNVV, những tồn tại, hạn chế cũng như một số khuyến nghị (dưới góc độ ngành Ngân hàng, cơ quan lập pháp cũng như từ phía các DN) để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Trung-Hiệu trưởng HUB nhấn mạnh, các báo cáo sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của các giảng viên tại Trường. Tọa đàm là cơ hội để trao đổi, thảo luận cũng như đưa ra các kiến nghị, đề xuất thiết thực, qua đó có giải pháp, chính sách kịp thời hỗ trợ cho sự phát triển của DNNVV trong bối cảnh hiện nay.
Các tin khác

LPBank ký hợp đồng mua Corebanking - T24 của Temenos Thụy Sỹ

Đắk Lắk: Hiệu quả từ đầu tư vốn đối với cây sầu riêng

Tỷ giá sáng 25/9: Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Sacombank tiếp tục giảm lãi, đưa vốn vay ưu đãi đến người dân, doanh nghiệp 3 tháng cuối năm

Chủ động phòng ngừa rủi ro rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Tỷ giá sáng 22/9: Tỷ giá trung tâm giảm phiên thứ hai liên tiếp

Xanh hóa ngành ngân hàng cho mục tiêu phát triển bền vững

Thanh toán bằng thẻ dần thay thế cho tiền mặt

Ngân hàng “bắt tay” Fintech: Gia tăng lợi ích cho khách hàng

Tỷ giá sáng 21/9: Tỷ giá trung tâm giảm trở lại

Tỷ giá sáng 20/9: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

Tăng cường ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng

Tỷ giá sáng 19/9: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

Tỷ giá sáng 18/9: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
