Cơ chế xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng sau bão số 3
Theo Quyết định 1510 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 như sau:
I. Phân loại tài sản có
1- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc, lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước ngày 7/9/2024 trong thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
2- Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3- Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc không còn số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
![]() |
Ngân hàng phải trích tối thiểu 35% dự phòng cụ thể bổ sung trong năm 2024 với khoản nợ ảnh hưởng bởi bão Yagi |
II. Mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
1- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 như sau:
a- Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo Mục I đối với khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ và theo kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b- Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không áp dụng giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.
c- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B.
Trong đó:
A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích theo Mục II.1.b;
B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích Mục II.1.a.
d- Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo Mục II.1.c là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:
(i) Đến thời điểm ngày 31/12/2024: Tối thiểu 35% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
(ii) Đến thời điểm ngày 31/12/2025: Trích thêm để đạt tối thiểu 70% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Đối với các khoản nợ được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 trước ngày 1/1/2025, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích lập trong năm 2025 tối thiểu theo tỷ lệ tại điểm d (i) Mục này.
(iii) Đến thời điểm ngày 31/12/2026: Trích thêm số còn lại để đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Đối với các khoản nợ được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 trước ngày 1/1/2026, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích lập trong năm 2026 tối thiểu theo tỷ lệ tại điểm d (ii) Mục này.
2- Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng chung đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không áp dụng giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.
Để giúp các tổ chức tín dụng có đủ nguồn lực để xử lý các rủi ro phát sinh từ các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Quyết định cũng đưa ra các quy định về việc sử dụng dự phòng rủi ro. Dự phòng này có thể được sử dụng để xử lý các rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ thực hiện việc sử dụng dự phòng theo các quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Các tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

NHNN Khu vực 4: Đảm bảo hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, an toàn

Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Chủ động cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL

Tìm giải pháp sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
