Co-opBank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực hỗ trợ hệ thống QTDND
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Cường Chủ tịch HĐQT Co-opBank |
Nhìn lại khoảng thời gian hai năm 2020, 2021 đầy biến động và khó khăn, có thể khẳng định rằng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã thể hiện vị thế đặc biệt quan trọng của mình trong sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) khi vừa là “trụ đỡ” hỗ trợ hệ thống QTDND vượt khó, vừa là điểm tựa để QTDND nâng cao năng lực tài chính và cung ứng dịch vụ cho các thành viên, phát huy tốt vai trò Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tiền tệ, tín dụng. Và để thực hiện tốt một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) giao là hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của hệ thống QTDND, Co-opBank cần nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tái cơ cấu, hiện đại hóa, chuyển đổi số, tiếp tục khẳng định vai trò Ngân hàng của các QTDND, đưa hệ thống QTDND hòa nhập nền kinh tế số.
Ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch HĐQT Co-opBank trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng xoay quanh vấn đề trên.
Thưa ông, nhìn lại hoạt động của Co-opBank trong giai đoạn 2020-2021, ông thấy tâm đắc nhất điều gì?
Như chúng ta đã biết, năm 2020-2021, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Là một tổ chức tài chính gánh trên vai 2 sứ mệnh vừa là Ngân hàng của các QTDND - đầu mối liên kết hệ thống, vừa hoạt động như một ngân hàng thương mại phục vụ nền kinh tế trọng tâm là vùng nông thôn, trong bối cảnh đó, Co-opBank gặp rất nhiều khó khăn khi doanh số cho vay cả trong và ngoài hệ thống QTDND đều giảm, lượng tiền gửi của các QTDND lại tăng cao đột biến với số dư tiền gửi có thời điểm trên 41.000 tỷ đồng.
Đối mặt với những khó khăn, thách thức đó, lãnh đạo và tập thể cán bộ Co-opBank không ngừng nỗ lực tìm mọi giải pháp để thực hiện tốt công tác điều hòa vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tính đến 31/12/2021, Co-opBank đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính NHNN giao, trong đó tổng tài sản vượt 2,37%, lợi nhuận sau thuế vượt 7,13%, tỷ suất lợi nhuận (ROE) vượt 6,78%. Không chỉ vậy, Co-opBank còn đẩy mạnh đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đặc biệt phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại - Ngân hàng số để trở thành điểm tựa cho các QTDND bắt nhịp với kỷ nguyên số.
Phát huy vai trò đầu mối, Co-opBank đã đầu tư cho chuyển đổi số có trọng tâm, trọng điểm hiện đại hóa công nghệ, tập trung nguồn lực không ngừng nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng tới các QTDND thành viên. Có thể kể đến việc triển khai hệ thống Khởi tạo và quản lý khoản vay từ xa (RLOS) áp dụng cho khoản vay thấu chi trên thẻ ghi nợ; mở rộng mạng lưới thanh toán (CF-eBank) tính đến tháng 8/2022 với 742 điểm gồm 32 chi nhánh, 66 phòng giao dịch và 644 QTDND thành viên; triển khai các sản phẩm 24/7 tại quầy đến QTDND tham gia hệ thống thanh toán của Co-opBank; ứng dụng Ngân hàng số trên điện thoại di động (Co-opBank Mobile Banking), thẻ chip Co-opBank Napas, cho vay thấu chi qua tài khoản thanh toán đến thành viên của QTDND,...
Đặc biệt, để hỗ trợ QTDND đẩy mạnh hoạt động thanh toán, Co-opBank đã miễn phí toàn bộ các giao dịch thanh toán thực hiện trên hệ thống CF-eBank. Các sản phẩm dịch vụ này mở ra cơ hội giúp Co-opBank và các QTDND tiếp cận tới các thành viên, khách hàng mới, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam cũng như góp phần thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Đồng thời, Co-opBank tập trung nỗ lực thực hiện quá trình tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu theo đúng chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Nợ xấu cho vay QTDND được phân loại và trích lập xử lý rủi ro triệt để. Nợ xấu khách hàng doanh nghiệp và cá nhân được đánh giá thường xuyên, có kế hoạch xử lý quyết liệt, nhờ đó đến nay nợ xấu nội bảng toàn hệ thống chỉ còn 0,5%.
Mặc dù nguồn lực còn hạn chế, lại khó khăn do dịch bệnh, việc đi lại tổ chức họp rất khó, tuy nhiên Co-opBank đã triển khai đào tạo cán bộ toàn hệ thống với gần 1.200 lượt cán bộ; tổ chức Hội nghị triển khai công tác QTDND với 9 khu vực, tỉnh/thành phố…
Với vai trò là Ngân hàng của các QTDND, là công cụ hữu hiệu của NHNN, Co-opBank đã tham gia trách nhiệm, quyết liệt vào quá trình tái cơ cấu hệ thống QTDND; làm tốt công tác điều hòa vốn; tham gia hỗ trợ QTDND khó khăn thông qua việc cử hàng trăm cán bộ trực tiếp làm lãnh đạo điều hành tại các QTDND, cho vay vốn hỗ trợ thanh khoản; sử dụng và vận hành hiệu quả Quỹ bảo toàn…
![]() |
Khách hàng giao dịch tại Chi nhánh Co-opBank |
Về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 và mới nhất là Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 đều đặt mục tiêu xây dựng và phát triển Co-opBank có đủ năng lực tài chính, hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững để thực hiện tốt vai trò là Ngân hàng của các QTDND, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Ông có thể cho biết Co-opBank đã có kế hoạch gì để hiện thực hóa mục tiêu này?
Với chức trách, nhiệm vụ của mình, Co-opBank đã chủ động nghiên cứu để sớm hoàn thiện chiến lược phát triển và kế hoạch cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Co-opBank tập trung triển khai những vấn đề trọng tâm sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ; tái cơ cấu tổ chức hoạt động và củng cố nguồn nhân lực; đề xuất, kiến nghị với Nhà nước, NHNN hoàn thiện hành lang pháp lý quy định về Co-opBank và hệ thống QTDND phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có cơ chế tạo điều kiện cho Co-opBank phát triển hoạt động kinh doanh như một ngân hàng thương mại để tăng cường năng lực tài chính, nâng cao uy tín, sức cạnh tranh, tạo sự lớn mạnh cho Co-opBank nhằm tăng lợi nhuận, có nguồn lực không chỉ để tự mở rộng hoạt động dần tương xứng với quy mô hệ thống QTDND mà còn để thực hiện nhiệm vụ chính trị là “ngân hàng của tất cả các QTDND”. Trong giai đoạn 2021-2025, tất cả các hoạt động của Co-opBank đều hướng đến phục vụ tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ QTDND và khách hàng.
Hai là, chuyển đổi số, số hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại để phục vụ lượng khách hàng hiện có và mở rộng, phát triển khách hàng mới nhằm tăng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hướng tới cung cấp cho QTDND để cung ứng đến các thành viên của QTDND và người dân trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn các dịch vụ ngân hàng hiện đại với chi phí hợp lý. Thời gian qua, Co-opBank đã triển khai đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đa kênh, đa tiện ích tới các QTDND và các thành viên như: Hệ thống Ngân hàng điện tử; Ứng dụng Ngân hàng số Co-opBank Mobile Banking; Thẻ chip Co-opBank Napas. Kết hợp gói sản phẩm, dịch vụ của Co-opBank, QTDND đã trở thành một điểm giao dịch nhanh chóng, an toàn, thuận tiện với chi phí thấp dành cho các thành viên trên địa bàn.
Trong thời gian tới, Co-opBank sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển các kênh số chủ lực cùng với hệ sinh thái số đa dạng nhằm cung cấp các dịch vụ tiện ích toàn diện nhất tới QTDND thành viên và khách hàng. Phấn đấu đến hết năm 2025, 70% số lượng giao dịch của khách hàng và QTDND được thực hiện qua các kênh số, 50% quyết định giải ngân, cho vay được thực hiện theo hướng số hóa, tự động, 70% hồ sơ công việc được xử lý và lưu trữ trên môi trường số... Từ đó, xây dựng Co-opBank trở thành Trung tâm thanh toán của hệ thống QTDND. Mục tiêu này đã và đang được hiện thực hóa trong việc xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số Co-opBank, trong đó bao gồm cả các nền tảng hạ tầng công nghệ, dữ liệu lớn, chữ ký số, sinh trắc học, bảo mật an toàn...
Ba là, tăng cường năng lực tài chính đủ mạnh, tăng vốn điều lệ để xây dựng phát triển Co-opBank đáp ứng yêu cầu là công cụ hữu hiệu của NHNN trong hỗ trợ hoạt động hệ thống QTDND. Đặc thù Co-opBank thuộc loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà tương trợ hệ thống QTDND là chủ yếu, nên không huy động được vốn điều lệ bổ sung từ các tổ chức tín dụng, các pháp nhân (tổ chức kinh tế) và hợp tác xã khác. Do đó, nguồn lực tài chính hiện tại của Co-opBank còn mỏng, chưa đủ mạnh như mong muốn để thực hiện đồng bộ và mạnh mẽ những dự án đầu tư phát triển. Vì vậy, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước vẫn là nguồn vốn có tính quyết định, mang tính bền vững, ổn định lâu dài. Đặt ra mục tiêu tạo bước thay đổi lớn về năng lực tài chính, Co-opBank đã chủ động nghiên cứu, đề xuất và làm rõ nhu cầu; xây dựng hoàn thiện đề án tăng vốn trình Thống đốc NHNN để đề nghị Chính phủ bổ sung thêm vốn điều lệ từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Ngoài ra, Co-opBank tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp khác như: thu hút tối đa tiền gửi điều hòa của các QTDND thành viên thông qua việc đẩy mạnh cam kết của các QTDND và hỗ trợ các QTDND trong việc gia tăng uy tín và hình ảnh thương hiệu; đẩy mạnh huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế thông qua việc linh hoạt ban hành các chính sách sản phẩm dịch vụ; chú trọng tăng trưởng tín dụng đối với QTDND thành viên và khách hàng; tích cực tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài...
Như ông đã đề cập là nguồn lực tài chính của Co-opBank hiện rất mỏng, vậy kế hoạch đầu tư phát triển và mục tiêu chuyển đổi số, mở rộng thị phần có tham vọng không, thưa ông?
Hiện nay, tổng nguồn vốn hoạt động của Co-opBank là gần 50.000 tỷ đồng, chỉ gần bằng 1/3 tổng nguồn vốn của các QTDND, trong đó vốn điều lệ là hơn 3.000 tỷ đồng. Có thể nói, năng lực tài chính còn hạn chế đã và đang là một rào cản lớn đối với Co-opBank trong việc thực hiện vai trò là ngân hàng đầu mối phục vụ hệ thống QTDND. Vấn đề này đã có giải pháp khi mới đây trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 (Quyết định 689/QĐ-TTg ban hành ngày 8/6/2022), Chính phủ đã đề ra nhóm giải pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng có nêu cụ thể “Nâng cao năng lực tài chính cho Co-opBank, trong đó có việc tăng vốn điều lệ cho Co-opBank từ các nguồn hợp pháp”.
Theo đó, để tạo ra những bước thay đổi căn bản nhằm tăng cường năng lực tài chính, nhanh chóng hiện thực hóa chủ trương nêu trên của Chính phủ, Co-opBank đã xây dựng lộ trình để trình NHNN và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung thêm 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước (trong đó 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2023 và 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2025) cho Co-opBank để đến năm 2025 nâng vốn điều lệ lên mức hơn 8.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Co-opBank mong muốn NHNN xem xét cho phép Co-opBank từ năm 2023 được chủ động mở rộng tín dụng trên cơ sở tự cân đối nguồn vốn, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để Co-opBank mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính để thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ trọng tâm của mình đối với hệ thống QTDND.
Ngoài ra, Co-opBank cũng đề xuất NHNN tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành cơ chế quản lý phù hợp với tính đặc thù trong hoạt động của QTDND và Co-opBank, đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả, an toàn của QTDND; nghiên cứu, chỉnh sửa quy định về xếp loại đối với Co-opBank trên cơ sở hoạt động đặc thù của Co-opBank là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ hoạt động của hệ thống QTDND. Đồng thời, sớm ban hành cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với khoản cho vay QTDND gặp khó khăn, có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động, không thu hồi được nợ. Việc ban hành cơ chế xử lý với các khoản cho vay các QTDND yếu kém còn tồn đọng trước đây sẽ góp phần lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của Co-opBank, từ đó gia tăng thêm năng lực liên kết và hỗ trợ hệ thống.
Tôi tin rằng với những giải pháp đồng bộ đó, Co-opBank hoàn toàn có thể thực hiện được kế hoạch đã đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Các tin khác

Ngành Ngân hàng tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Sáng 19/4: Tỷ giá trung tâm ổn định

Lợi nhuận quý I gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, LPBank chạy đà hiệu quả, vững vàng bứt phá

Kết thúc quý 1/2025, hoạt động kinh doanh của PGBank có nhiều điểm sáng

Lãi suất các ngân hàng Big 4 hiện ra sao?

Sáng 18/4: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Vàng tăng mạnh, nhưng chênh lệch giá vàng nội - ngoại được kiểm soát ở mức hợp lý

TP. Hồ Chí Minh: Kiều hối chuyển về đạt gần 2,5 tỷ USD trong quý I

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Sáng 17/4: Tỷ giá trung tâm giảm 6 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 17-23/4](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/17/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-17-234-20250417071335.jpg?rt=20250417071339?250417072152)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 17-23/4

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
