Công ty chứng khoán: Trái chiều kế hoạch kinh doanh
Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. VN-Index biến động khó lường bởi ảnh hưởng của các thông tin từ bên ngoài liên tục xuất hiện (sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley, "cú sốc" Credit Suisse…). Giới đầu tư kỳ vọng các kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 ở mùa Đại hội cổ đông phần nào sẽ là chất xúc tác với thị trường. Trong đó, nhóm công ty chứng khoán được chú tâm hơn cả. Bởi kế hoạch kinh doanh của những đơn vị này phần nào được xây dựng dựa trên những dự đoán về biến động thị trường và sẽ là chỉ dấu quan trọng cho nhà đầu tư.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhìn chung, với những đánh giá về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán có phần thận trọng, không ngạc nhiên khi một số công ty chứng khoán đề ra mục tiêu tăng trưởng lãi ròng giảm, như CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (UPCOM: CSI), CTCP Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) và CTCP Chứng khoán FPT (FPTS - HoSE: FTS).
Cụ thể, VCI đặt mục tiêu doanh thu 3.246 tỷ đồng, giảm 12,4% so với thực hiện năm 2022, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, thấp hơn 5,5%.
Tương tự VCI, một đơn vị khác đặt kế hoạch kinh doanh giảm là FPTS. Trong năm 2023, Ban Tổng giám đốc công ty này đề xuất chỉ tiêu doanh thu dự kiến 770 tỷ đồng, giảm 26,54% so với năm 2022; lãi trước thuế 420 tỷ đồng và giảm 34,18%. Ngoài ra, một công ty chứng khoán khác cũng dự báo kém lạc quan về triển vọng kinh doanh là CSI. Theo đó, đề ra kế hoạch doanh thu 23,5 tỷ đồng, giảm 39%; lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng, thấp hơn 5%.
Một điều khá bất ngờ là vẫn có nhiều công ty chứng khoán tự tin đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 tăng trưởng dương, thậm chí một số mảng doanh thu tăng trưởng bằng lần so với năm ngoái. Trong đó cái tên đầu tiên phải kể đến là CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Trong năm 2023, VDSC đề ra kế hoạch doanh thu 890,1 tỷ đồng (tăng nhẹ gần 3,4%); song lợi nhuận lên tới 216,6 tỷ đồng, có thể nói là rất cao so với mức lỗ 115 tỷ đồng của đơn vị này trong năm 2022. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng mức lợi nhuận kế hoạch kể trên đến từ việc VDSC dự kiến cắt giảm mạnh chi phí còn 619,3 tỷ đồng (giảm gần 39%).
Trong năm 2023, CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS, HNX: VIG) đặt chỉ tiêu doanh thu 118,8 tỷ đồng, tăng 65% so với năm ngoái, với đóng góp dự kiến từ hai mảng kinh doanh chính là doanh thu từ các khoản cho vay và phải thu 36,4 tỷ đồng (tăng gấp 70 lần thực hiện năm 2022) và doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán 30 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần); chỉ tiêu lãi trước thuế năm 2023 là 50 tỷ đồng, cao gấp 19 lần.
Tương tự, CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đặt kế hoạch doanh thu 788 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2022; lợi nhuận trước thuế 145 tỷ đồng, cao hơn 97%. Một công ty chứng khoán khác đặt kế hoạch lợi nhuận 2023 tăng trưởng là CTCP Chứng khoán MB (MBS) với lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng, tăng 36%.
Kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán được xây dựng dựa trên triển vọng của thị trường. Vì vậy, với các mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trái chiều, có thể thấy dự báo về triển vọng tăng trưởng của thị trường trong năm 2023 còn nhiều yếu tố bất định. Điểm chung có thể thấy, phần lớn các công ty chứng khoán đều nhìn nhận bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023 còn ảm đạm. Theo đó, thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Phía MBS và VDSC cùng nhìn nhận những khó khăn của thị trường đến từ các yếu tố thắt chặt tiền tệ, lãi suất trên thế giới còn ở mức cao khiến dòng tiền còn khó khăn. Theo đó, MBS dự báo quy mô giao dịch năm 2023 biến động giảm so với năm 2022. “Giá trị giao dịch bình quân ở mức 15.000 – 18.000 tỷ đồng với chỉ số VN-Index dao động trong ngưỡng 9000 - 1.200 điểm”, ban lãnh đạo MBS đưa quan điểm.
Theo góc nhìn của VDSC, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ gặp một số rủi ro nhất định do tăng trưởng toàn cầu giảm tốc cao hơn dự kiến dẫn đến gián đoạn lớn hơn đối với hoạt động sản xuất, thương mại và FDI; lạm phát cao hơn dự kiến khiến lãi suất duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn; các vấn đề tài chính của các công ty phát triển bất động sản ảnh hưởng đến các ngân hàng và nền kinh tế; chính sách tài khóa thắt chặt hơn dự kiến; và các rủi ro khác như cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục leo thang.
Ở góc nhìn lạc quan hơn, VICS nhìn nhận P/E forward năm 2023 của thị trường ước tính hiện là 9,7x, nằm sâu dưới mức - 2 lần độ lệch chuẩn quá khứ. P/E 2024F ước tính ở mức 8,5x. VICS cho rằng đây là mức định giá thấp kỷ lục trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam và rất hấp dẫn trong trung và dài hạn.
PHS là một trong số ít các công ty chứng khoán đánh giá rất lạc quan về triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam. Công ty này nhìn nhận tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn ảm đạm và đối diện với rủi ro suy thoái. Bằng phương pháp P/E, PHS cho rằng vùng định giá hợp lý cho VN-Index sẽ vào khoảng 1.535 điểm vào năm 2023 tương đương với mức P/E mục tiêu là 12 lần.
Ngoài ra, PHS kỳ vọng thanh khoản của hệ thống có thể sẽ được cải thiện hơn trong năm 2023 sau khi FED giảm tốc độ tăng lãi suất cùng với việc hệ thống tài chính Việt Nam được kỳ vọng sẽ ổn định trở lại. Do đó, PHS dự báo giá trị giao dịch tại HoSE và HNX trong năm 2023 có thể đạt 21.191 tỷ đồng mỗi phiên (gồm cả giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh).
Các tin khác

Ứng dụng Finhay chuyển đổi thành nền tảng đầu tư thông minh VNSC by Finhay

VietinBank hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao

UBCKNN cảnh báo về dịch vụ chứng khoán không được cấp phép

PVCB Capital ra mắt Quỹ đầu tư cân bằng PBIF

VPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% trong năm nay

FiinGroup: Lợi nhuận ngân hàng có mức tăng trưởng đáng khích lệ

Hiệu suất quỹ ngoại tăng tốc

HVN liên tiếp bị từ chối hoãn nộp báo cáo kiểm toán

Gỡ thế kẹt phát hành trái phiếu cho ngân hàng

Nghị định 08: Những hiệu ứng tích cực ban đầu

Đưa 5,4 triệu chứng chỉ Quỹ ETF MAFM VNDIAMOND vào giao dịch

Quý I, gần 25.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành

SHS chính thức được giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 7/4

Không thể “mở van” quá rộng với trái phiếu doanh nghiệp

Dòng vốn nước ngoài sẽ quay trở lại Việt Nam

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
