Công ty tài chính gặp khó khăn kép
![]() | Công ty tài chính duy trì chính sách nhân sự trong bối cảnh đại dịch COVID-19 |
![]() | Bán vốn công ty tài chính, ngân hàng "tăng sức", đón cơ hội |
![]() |
Tích cực hỗ trợ khách hàng
Báo cáo tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2021, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho biết hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng có tổng số 74 tổ chức hội viên, được chia thành 4 nhóm. Riêng nhóm hội viên là các công ty tài chính gồm 12 công ty, trong đó 8 công ty là hội viên chính thức, 4 công ty là hội viên liên kết.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Hùng, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, thời gian qua các công ty tài chính tiêu dùng là hội viên của Hiệp hội đã rất tích cực mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội và hạn chế tín dụng đen.
Theo số liệu thống kê, tổng vốn điều lệ của 12 công ty tài chính hội viên tính đến nay đạt 22.195 tỷ đồng, tăng trên 21% so với tổng vốn điều lệ năm 2020 và chiếm khoảng gần 80% tổng vốn điều lệ của toàn khối các công ty tài chính; Tổng tài sản tính đến cuối tháng 9/2021 đạt khoảng 151.000 tỷ đồng, tăng nhẹ khoảng 2% so với cuối năm 2020; Tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng 130.000 tỷ đồng, gần như không tăng trưởng so với cuối năm 2020…
Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá tích cực các công ty tài chính mặc dù cũng chịu khó khăn và tác động không nhỏ do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng vẫn tích cực hỗ trợ triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, đồng thời thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN. Đơn cử như FECredit, Lotte Finance, Mirae Asset, SHB Finance…
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các công ty tài chính tiêu dùng đã cơ cấu nợ cho khoảng trên 30.000 khách hàng, với số dư nợ cơ cấu lại khoảng 1.000 tỷ đồng. Các công ty tài chính cũng miễn giảm lãi cho khoảng 36.000 khách hàng, với số tiền miễn giảm lãi khoảng 600 tỷ đồng…
Cùng với đó, công tác quản trị rủi ro được các công ty tài chính chú trọng triển khai quyết liệt, toàn diện với các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ nhóm 2, nợ xấu phát sinh thông qua việc rà soát chính sách sản phẩm, kiểm soát chất lượng nợ theo cơ cấu sản phẩm/vùng miền/kênh bán để kịp thời có giải pháp điều chỉnh tổng thể danh mục; áp dụng các chiến thuật thu hồi nợ linh hoạt theo từng thời kỳ giúp kiểm soát tỷ lệ chuyển nợ quá hạn của khách hàng ngay từ giai đoạn thu hồi nợ sớm.
Bên cạnh đó, nhiều công ty tài chính tiêu dùng chú trọng đẩy mạnh triển khai các sản phẩm tài chính tiêu dùng trên nền tảng số (digital lending), tận dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí bán hàng, hướng tới mức lãi suất cho vay hợp lý để đồng hành, chia sẻ khó khăn với khách hàng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ, thực hiện đánh giá định kỳ danh mục sản phẩm. Đối với những sản phẩm có nợ quá hạn/nợ xấu cao sẽ được rà soát và điều chỉnh điều kiện sản phẩm, giới hạn doanh số giải ngân hoặc ngừng bán khi chạm ngưỡng giới hạn quản trị rủi ro quy định.
Về hoạt động hỗ trợ từ phía Hiệp hội, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết với mong muốn góp phần chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng các tổ chức hội viên vượt qua đại dịch COVID-19, trong 9 tháng đầu năm 2021, với vai trò cầu nối liên kết, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức hội viên, Hiệp hội Ngân hàng đã bám sát, lắng nghe, tập hợp ý kiến, hỗ trợ và phản ánh kịp thời với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan quản lý khác nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động của các tổ chức hội viên…
Còn vướng mắc chính sách cần tháo gỡ
Mặc dù vốn và tài sản được cải thiện, song tổng dư nợ tín dụng 9 tháng đầu năm nay của khối công ty tài chính gần như không tăng trưởng so với cuối năm 2020, đạt 129.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu bình quân tăng lên 9-10%, cao hơn nhiều con số 6% cuối năm 2020 và có nguy cơ sẽ tiếp tục tăng cuối năm 2021.
Do đối tượng khách hàng chính là người lao động có thu nhập thấp, công nhân viên, tiểu thương - đây cũng chính là nhóm bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19 nên doanh số giải ngân và thu nợ của các công ty tài chính suy giảm, có đơn vị tăng trưởng âm.
Bên cạnh đó, việc phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro, dự phòng bắt buộc (theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14) rất lớn và hiện đang được thực hiện thủ công, không có phần mềm phù hợp, điều đó gây khó khăn cho cán bộ và khó tránh khỏi việc xảy ra sai sót trong quá trình xác định nhóm nợ khách hàng.
Ngoài những khó khăn từ thị trường, các công ty tài chính cũng đang gặp khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế phân loại về cho vay tiêu dùng và vay phục vụ đời sống; quy định về tổng dư nợ và tỷ lệ tối đa cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng chưa phù hợp với nhu cầu người vay; quy định về chỉ tiêu an toàn, tỷ lệ nợ xấu, quy định nội bộ chưa phù hợp với đặc thù và tính chất hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng và mức độ rủi ro của khách hàng…
Hơn nữa, room tín dụng cấp cho các công ty tài chính cũng làm hạn chế khả năng tăng trưởng về quy mô và điều hòa tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính do nhu cầu của khách hàng vay tăng lên, nhất là sau dịch COVID-19.
Trước khó khăn, bất cập hiện hành, các công ty tài chính hội viên đề nghị các cơ quan quản lý từng bước rà soát lại các Thông tư, các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, Luật các Tổ chức tín dụng để hạn chế thấp nhất sự chồng chéo; điều chỉnh các quy định cho phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng, đặc biệt trong giai đoạn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19; xem xét những vướng mắc, bất cập của các tổ chức tín dụng hiện nay trong thực tiễn để sửa đổi, bổ sung, đưa ra giải pháp hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng và trực tiếp các công ty tài chính tiêu dùng,..
Đồng thời, kịp thời hoàn thiện, bổ sung các văn bản hướng dẫn áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số như eKYC, định danh số, chữ ký số, chữ ký điện tử, bao gồm cả việc giải quyết các tranh chấp đối với các giao dịch được thiết lập dưới hình thức chữ ký số, chữ ký điện tử, hướng dẫn phương thức thanh toán qua ví điện tử… Điều chỉnh lộ trình giảm tỷ lệ tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết thực của người dân để hạn chế họ tìm đến “tín dụng đen” trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường; đồng thời, nhằm chuẩn bị các cơ sở cho hoạt động phục hồi sau đại dịch...
Sau khi lắng nghe các phát biểu tại hội nghị, đại diện Vụ Pháp chế, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng ghi nhận và đánh giá cao các đóng góp tích cực của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, nhất là những đóng góp trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách trong thời gian qua. Đối với các kiến nghị, đề xuất nêu trên, đại diện các Vụ cho biết, NHNN tiếp tục cầu thị và lắng nghe các ý kiến góp ý, đồng thời khẳng định, các ý kiến góp ý tại Hội nghị sẽ được tiếp thu và có những chỉnh sửa phù hợp với thực tế hoạt động của các công ty tài chính.
Phát biểu kết luận, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết Hiệp hội cũng sẽ tập hợp các kiến nghị và có đề xuất các giải pháp phù hợp đối với các công ty tài chính tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh năm 2022.
“Tất cả chung tay để làm tốt việc đẩy lùi tín dụng đen”, ông Hùng nhấn mạnh và bày tỏ mong muốn các Vụ, Cục phối hợp tham mưu với lãnh đạo NHNN ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động thực tế của các công ty tài chính; đồng thời khẳng định Hiệp hội sẽ tiếp tục chia sẻ các vấn đề của Ngành để xã hội và các cơ quan quản lý hiểu hơn về hoạt động của các công ty tài chính.
Các tin khác

Tài chính nhúng tối ưu trải nghiệm khách hàng

Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lâm nghiệp, thủy sản

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển

Tỷ giá sáng 25/5: Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng

Tỷ giá sáng 24/5: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Sôi động Chương trình triển lãm “Ngân hàng GenZ”

Tỷ giá sáng 23/5: Tỷ giá trung tâm giảm 14 đồng

CIC đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng

DID luôn sẵn sàng đồng hành, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với NHNN

Cảnh giác trước lời mời xóa nợ xấu

Tỷ giá sáng 22/5: Tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng trong phiên đầu tuần

Tọa đàm tư vấn nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ

Tỷ giá sáng 19/5: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ ba liên tiếp

Tỷ giá sáng 18/5: Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Nhanh chóng luật hoá xử lý nợ xấu

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
