![]() |
Chứng khoán chiều 2/2: Biến động giằng co quanh mức tham chiếu |
![]() |
Chứng khoán sáng 2/2: Hồi phục trở lại |
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 1,62 điểm (+0,15%) đạt 1.077,59 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng nhích 5,39 điểm (+0,5%) lên 1.093,48 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 111 mã tăng/308 mã giảm, ở rổ Vn30 có 16 mã tăng trong khi cũng có 12 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap giảm sang phiên thứ 2 liên tiếp, lần lượt 1,09% và 1,17%.
![]() |
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VCB (+1,68%), MWG (+5,94%), VIC (+1,09%), MSN (+1,58%), VRE (+3,04%)… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: HDB (-3,42%), GVR (-1,93%), VNM (-0,65%), VJC (- 1,67%), KBC (-5,35%)…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 12.795 tỷ đồng, giảm 25,4% so với mức bình quân 3 phiên trước. Khối ngoại tiếp tục mua ròng 492,53 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: HPG, STB, FUEVFVND, VIC, SSI… Ở chiều ngược lại: KBC, VHM, VNM, MSN, KDH… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội (MBS) cho biết, sau phiên giảm mạnh hôm 1/2, thị trường giao dịch trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp là tín hiệu tích cực. Nhà đầu tư bán rất “dứt khoát” ở phiên hôm trước khó quay lại ngay trong phiên giao dịch ngày 2/2, do vậy thanh khoản giảm là điều dễ hiểu.
Về kỹ thuật, MBS cho rằng, chỉ số VN-Index vẫn được hỗ trợ ở vùng 1.060 -1.066 điểm một phần nhờ lực mua từ khối ngoại ở nhóm bluechips. Một phiên “giữ khách” tuy chưa bù đắp những thiệt hại nhưng tạo cho nhà đầu tư tâm lý thị trường đang trong nhịp chỉnh thông thường sau chuỗi tăng 8 phiên liên tiếp, nếu thị trường chưa để mất vùng hỗ trợ như trên thì đây có thể là vùng tích lũy trước khi quay lại vùng đỉnh tháng 12.
Dưới góc nhìn của mình, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, sự rung lắc giằng co được ghi nhận xuyên suốt phiên đã khiến cho VN-Index liên tục rung lắc và gần như không thay đổi. Tuy không có nhiều thay đổi lớn về mặt chỉ số nhưng hầu hết lực cầu chỉ đến từ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu Blue chip cho thấy thị trường trong ngắn hạn vẫn đang tiềm ẩn rủi ro nhất định.
Tốc độ giao dịch chậm cùng sự rung lắc, giằng co được ghi nhận ngay từ đầu phiên sáng khi VN-Index liên tục dao động trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30 sáng, phe mua gần như chiếm ưu thế với thanh khoản bán chủ động lên đến 53,4% khiến hơn 310 mã cổ phiếu giảm điểm.
Trong đó, nhóm cổ phiếu bán lẻ và chứng khoán chịu áp lực lớn nhất, giảm xấp xỉ 1%. Phiên chiều vẫn tiếp tục chứng kiến sự cân bằng về mặt chỉ số khi VN-Index chỉ biến động nhẹ quanh khu vực 1.080 điểm. Tuy VN Index vẫn giữ được sắc xanh nhưng hầu hết lực cầu tăng điểm chỉ đến từ sự phục hồi của các mác Bluechip như VCB, VIC, VHM.
Trái ngược với tâm lý thận trọng của khối nội, khối ngoại thể hiện sự lạc quan khi tiếp tục mua ròng với thanh khoản 431 tỷ đồng, tập trung mua HPG, STB, FUEVFVND. Kết phiên VN-Index tăng 1,62 điểm, tương đương với 0,15% lên 1.077,59 điểm. Giao dịch kém tích cực hơn VN-Index, HNX-Index đóng cửa tại 215,31 điểm, giảm 0,70 điểm.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, VCBS cho biết, VN-Index đóng nến tại vùng tham chiếu tạo 1 cây Spining Top với khối lượng có phần sụt giảm cho thấy sự giằng co giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, với việc 2 chỉ báo RSI và MACD tại khung đồ thị giờ vẫn đang hướng xuống tiêu cực và chưa có dấu hiệu tạo đáy đầu tiên nên rủi ro trong ngắn hạn vẫn còn đang tiềm ẩn. Nếu tình hình không được cả thiện, khu vực 1.050 điểm sẽ là hỗ trợ gần nhất của thị trường, đây cũng là vùng điểm đã có chuỗi phiên tích lũy và giao cắt với đường MA20.
“Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư trong ngắn hạn tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thị trường tạo điểm cân bằng trước khi xem xét việc mở mới giao dịch ở thời điểm hiện tại”, ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Phân tích & Nghiên cứu VCBS cho hay.
Hệ thống đánh giá và phân loại trạng thái diễn biến của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) cũng ghi nhận thị trường trong phiên giao dịch 2/2/2023 tương ứng với diễn biến đi ngang. Xét trong ngắn hạn T+3, sức mạnh tổng quan của chỉ số VN-Index ghi nhận duy trì diễn biến suy yếu trong bối cảnh áp lực điều chỉnh duy trì trên diện rộng trong cả phiên giao dịch trong bối cảnh số mã giảm điểm chiếm ưu thế áp đảo với chỉ số VN-Index vẫn đang hướng về vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.065 - 1.070 điểm.
Với áp lực điều chỉnh có chiều hướng duy trì trong ngắn hạn, nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng 30% cổ phiếu và 70% tiền mặt đồng thời theo dõi diễn biến xác nhận tạo đáy ngắn hạn của chỉ số VN-Index cũng như phản ứng của thị trường tại vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.065 - 1.070 điểm, tương đương với đường EMA 20 ngày ngắn hạn.
Quốc Tuấn
Nguồn: