Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

08:34 | 14/03/2023

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động, an toàn, phát triển bền vững là một trong những yếu tố tạo nền móng vững chắc cho kinh tế phát triển.

dam bao an toan trong hoat dong cua to chuc tin dung Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Sau 12 năm thực thi, Luật Các TCTD hiện hành bắt đầu bộc lộ những hạn chế, cần nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động của TCTD và yêu cầu về quản lý nhà nước. Ban soạn thảo xác định, việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của hệ thống TCTD, phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động ngân hàng theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, quan điểm, mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Dự thảo Luật đang được lấy ý kiến đóng góp và dự kiến sẽ hoàn chỉnh để trình Chính phủ trong tháng 3/2023.

Một trong những mục tiêu của Ban soạn thảo khi xây dựng dự thảo Luật là góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động, xử lý các TCTD yếu kém; sửa đổi, bổ sung các quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của TCTD; xây dựng công cụ để quản lý các TCTD, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhân sự quản lý, điều hành của TCTD; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành TCTD; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng; có quy định để kịp thời xử lý khi TCTD gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống cấp bách, đặc biệt…

dam bao an toan trong hoat dong cua to chuc tin dung
Ảnh minh họa

Dự thảo Luật gồm 11 chương, 200 điều, trong đó một trong những nội dung cơ bản của dự thảo Luật là các quy định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (Chương VI). Theo đó, Ban soạn thảo đã thiết kế các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; có công cụ kiểm soát của Chính phủ; tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát của NHNN, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm… Sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD theo hướng điều chỉnh quy định về hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của TCTD cho rõ ràng, phù hợp.

Bên cạnh đó, trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện quy định về áp dụng can thiệp sớm tại Luật hiện hành, dự thảo Luật có sửa đổi, bổ sung quy định về áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để giải quyết những bất cập mà thực tế phát sinh như thời gian qua.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về dự phòng rủi ro theo hướng quy định bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng trường hợp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đối ngoại.

Liên quan đến các quy định đảm bảo an toàn hoạt động, phòng ngừa rủi ro của TCTD, ban soạn thảo đưa ra lấy ý kiến các phương án khác nhau đối với quy định về dự phòng rủi ro. Khoản 2 Điều 131 Luật Các TCTD hiện hành quy định: “2. Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do NHNN quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính”. Theo Ban soạn thảo, quy định “sau khi thống nhất với Bộ Tài chính” sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai trong thực tế, do mỗi cơ quan sẽ có một vài quan điểm khác biệt, việc thống nhất hoàn toàn là khó khả thi. Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, dự thảo Luật đề xuất hai phương án:

Phương án 1: sửa đổi, bổ sung khoản 2 theo hướng: “2. Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quy định”. Theo ban soạn thảo, quy định như vậy có ưu điểm là phù hợp với chỉ đạo của Nghị quyết số 27/NQ-TW và quy định tại khoản 8a Điều 4, khoản 2 Điều 101 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Theo đó NHNN là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính phối hợp với các bộ, ngành khác có liên quan (trong đó có Bộ Tài chính) trong quá trình xây dựng Thông tư quy định về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro của TCTD, chi nhánh NHNNg. Tuy nhiên, nhược điểm là chưa quy định cụ thể trách nhiệm của NHNN trong việc phối hợp với Bộ Tài chính khi ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. Việc bỏ cụm từ “thống nhất với Bộ Tài chính” thì việc phối hợp của NHNN và Bộ Tài chính trong ban hành quy định này có thể không được chặt chẽ như trước đây (cả 2 cơ quan đều chịu trách nhiệm).

Phương án 2: sửa đổi, bổ sung khoản 2 theo hướng: “2. Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do NHNN phối hợp với Bộ Tài chính quy định”. Phương án này có ưu điểm là vẫn phù hợp với chỉ đạo của Nghị quyết số 27/NQ-TW và quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng làm rõ hơn trách nhiệm của NHNN trong việc phối hợp với Bộ Tài chính khi ban hành quy định. Song nhược điểm là việc bỏ cụm từ “thống nhất với Bộ Tài chính” thì việc phối hợp của NHNN và Bộ Tài chính trong ban hành quy định này có thể không được chặt chẽ như trước đây (cả 2 cơ quan đều chịu trách nhiệm).

Trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động, bất định, chưa khi nào việc đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD lại cần đặc biệt quan tâm như hiện nay. Bởi với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống TCTD hoạt động, an toàn, phát triển bền vững là một trong những yếu tố tạo nền móng vững chắc cho kinh tế phát triển.

Hà An

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.310 23.680 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.350 23.650 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.305 23.665 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.300 23.660 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.315 23.700 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.325 23.675 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.360 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.550
67.270
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.550
67.250
Vàng SJC 5c
66.550
67.270
Vàng nhẫn 9999
54.900
55.900
Vàng nữ trang 9999
54.750
55.500