Đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm: Không phù hợp
Đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm tạo gánh nặng không cần thiết cho người dân Bộ Tài chính không đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm |
![]() |
Thưa ông, trong những ngày gần đây, đề xuất đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm đang được dư luận rất quan tâm. Quan điểm của ông về đề xuất trên như thế nào?
Tại dự thảo tờ trình về việc xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) của Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là phần góp ý của UBND TP. Cần Thơ. Cụ thể, địa phương này đề xuất đơn vị soạn thảo nghiên cứu và mở rộng cơ sở thuế, theo hướng chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm có quy mô nhỏ và xem xét áp dụng thuế đối với các hộ gia đình thu nhập cao. Lý do UBND TP. Cần Thơ đưa ra đề xuất trên với mục đích mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách. Bởi theo quy định hiện nay, cá nhân có các khoản lãi tiền gửi nhận được từ TCTD đều được miễn thuế.
Đối với đề xuất này, theo tôi, trước hết đó là một đề xuất không phù hợp và không đúng với bản chất của việc gửi tiền tiết kiệm. Xét trên phương diện kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy đa số các quốc gia đều không đánh thuế đối với tiền gửi của người dân bởi đây không hẳn là một kênh đầu tư. Người dân tìm đến với ngân hàng để gửi tiền nhàn rỗi như một kênh trú ẩn an toàn. So với một số kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, trái phiếu… số tiền lãi từ gửi tiết kiệm không cao.
Nhiều công chức, người hưu trí tích góp cả đời làm việc được một khoản gửi tiết kiệm, số tiền lãi không quá cao với mục đích dưỡng già. Vậy liệu việc đánh thuế có hợp lý? Hơn nữa, phần đa người dân gửi tiết kiệm hiện cũng đã đóng rất nhiều loại thuế như thuế thu nhập cá nhân. Rõ ràng, thuế đã chồng thuế, điều này sẽ gây tâm lý không tốt đối với người gửi tiền.
Ông có thể phân tích rõ hơn những tác động nếu như tiến hành đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, việc này sẽ tạo tác động trực tiếp tới người gửi tiền. Hiện nay, lãi suất tiền gửi ngân hàng dao động từ 4-7%/năm, thậm chí thấp hơn tùy kỳ hạn. Rõ ràng, mức độ sinh lời của kênh tiết kiệm là không cao, nếu như còn bị đánh thuế sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng. Trong khi giá cả hàng hóa phục vụ cuộc sống thì ngày càng leo thang, chắc chắn người dân sẽ tìm tới các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản…
Tiếp đó, đề xuất nói trên đi ngược với nỗ lực thu hút tiền gửi trong dân của hệ thống ngân hàng để cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, trong khi đây đang là kênh dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế Việt Nam hiện tại. Các nhà băng sẽ không còn cách nào ngoài việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng sẽ cao hơn, ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
Có ý kiến cho rằng, tuy đề xuất này chưa phù hợp ở thời điểm hiện tại nhưng có thể cân nhắc trong dài hạn, ông có ý kiến như thế nào?
Đề xuất tính thuế đối với tiền gửi tiết kiệm thực tế không phải mới. Năm 2005, ý tưởng này đã được đưa ra khi xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ dự kiến là 10% đối với tiền lãi gửi tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, kỳ phiếu của người gửi. Nhưng phải khẳng định rằng, dù 5 hay 10 năm nữa thì vẫn cần dựa trên bản chất của việc gửi tiết kiệm. Đây là số tiền còn lại của người dân sau khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Gửi tiết kiệm là việc cất giữ tiền nhàn rỗi ở một kênh an toàn và phòng thủ lúc ốm đau, nghỉ hưu, mất việc… Vậy có nhất thiết phải tạo thêm gánh nặng thuế cho người dân? Trong khi đó, thực trạng của nền kinh tế Việt Nam là vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào kênh dẫn vốn là ngân hàng, các thị trường vốn khác vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng để san sẻ gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nếu muốn cải cách thuế, tạo nguồn thu bền vững thì nên có những phương pháp khác.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Đại hội đồng cổ đông Vietcombank bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

Ngành Ngân hàng Thanh Hóa: Bệ đỡ huyết mạch cho tăng trưởng bứt phá năm 2025

Đại hội đồng cổ đông VietABank: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng

Thấy gì từ đại hội đồng cổ đông Techcombank năm nay

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế

BIDV sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, trở thành ngân hàng lớn - mạnh - xanh

Sáng 26/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ tư liên tiếp

GPBank có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

Thế chấp khoản vay bằng tài sản số: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ Ngân hàng

Ngành Ngân hàng tiên phong thúc đẩy tài chính xanh

SeABank bầu bổ sung Thành viên độc lập hội đồng quản trị người nước ngoài

Ngân hàng đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu

Mở rộng, khơi thông và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng xanh
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
