Doanh nghiệp muốn gì ở các ứng viên khi tuyển dụng?
Thiệt hại gần 16.357 tỷ đồng do tai nạn lao động [Infographic] Lao động, việc làm quý I/2024 Giữ chân người lao động không rút bảo hiểm là giải pháp căn cơ |
Nhiều cơ hội việc làm dành cho người lao động
Không ít các dự báo tin rằng tình hình kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn bởi khả năng phục hồi và ổn định của kinh tế thế giới vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Dù nước ta có thể phải sang đến quý III mới đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn, tuy nhiên ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp vẫn mạnh tay tuyển dụng nhiều lao động để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Khảo sát gần 400 nhà tuyển dụng từ “Báo cáo Khảo sát Thị trường Tuyển dụng năm 2023 - 2024” của JobsGO cho thấy, 83,7% trong số họ bày tỏ có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự; trong đó, 12,5% doanh nghiệp muốn tăng thêm 30% nhân sự, 39,72% muốn thêm từ 10 - 30% người mới...
Nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu bổ sung nhân sự |
Việc kiếm tìm các ứng viên không chỉ diễn ra ở các kênh online, các nhà tuyển dụng còn tận dụng các phiên giao dịch, ngày hội việc làm để chọn ra người phù hợp. Ngay từ thời điểm đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng tổ chức “Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố”.
Thống kê qua Phiên giao dịch cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang cần thêm nhân lực. Cụ thể, theo dữ liệu từ Ban tổ chức, trong số hơn 44.000 chỉ tiêu tuyển dụng của các doanh nghiệp đăng ký tại phiên giao dịch việc làm này, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị thuộc tỉnh Bắc Giang là lớn nhất, lên tới 17.494 chỉ tiêu. Một số tỉnh, thành phố có chỉ tiêu tuyển dụng lớn khác gồm Bắc Ninh với 11.080 chỉ tiêu, Quảng Ninh 5.365 chỉ tiêu, Thái Bình 3.708 chỉ tiêu, Ninh Bình 3.174 chỉ tiêu…
Doanh nghiệp muốn gì ở các ứng viên?
Dù mời gọi người lao động nhiều, nhưng các doanh nghiệp cũng có những yêu cầu của riêng mình. Các ứng viên cũng không thể bỏ qua những tiêu chí từ nơi tuyển dụng, cần tìm hiểu kỹ càng trước khi ứng tuyển.
Dữ liệu về xu hướng tuyển dụng lao động quý I/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thu thập từ tin tuyển dụng của doanh nghiệp và người lao động tìm việc đăng trên mạng internet cho thấy: Các vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trở lên là 53,7%; cao đẳng, trung cấp, sơ cấp 39,0% và 7,3% không yêu cầu người lao động có chuyên môn kỹ thuật. Về vị trí việc làm, nhân viên chiếm 68,5%; quản lý bậc trung chiếm 18,5%; việc làm tạm thời chiếm 6,9%.
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, hiện nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty, tổ chức thuộc nhóm ngành kỹ thuật hay công nghệ thông tin đang vô cùng thiếu nhân lực. Ông cho biết thêm, dự báo tại các thành phố lớn như Hà Nội, xu hướng tuyển dụng sẽ rất đa dạng phân bố trên nhiều ngành nghề, trong đó những ngành nghề liên quan đến thương mại - dịch vụ sẽ có xu hướng tuyển dụng lớn hơn (tăng khoảng 20% so với giai đoạn trước) tiếp đến là các ngành liên quan đến sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, dệt may, da giày, xây dựng... (tăng khoảng 10 - 15%).
Doanh nghiệp đòi hỏi nhiều hơn ở người lao động, chứ không chỉ cần mỗi kỹ năng chuyên môn thuần túy |
Lý do các doanh nghiệp chưa tìm được bất chấp nhu cầu tìm người ngày càng lớn là bởi các nhóm ngành như kỹ thuật hay công nghệ đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng, kiến thức, trình độ đặc thù để đáp ứng tính chất công việc của ứng viên. Không phải là các doanh nghiệp “ngại” nhận người lao động mà bởi chất lượng của những ứng viên chưa thực sự tốt, đáp ứng những tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra.
Theo ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia dự báo nguồn nhân lực, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thì nhiều người lao động trẻ tự rèn luyện các kỹ năng khác, bên cạnh những kiến thức chuyên môn đã học từ ghế nhà trường. “Bước chân vào thị trường lao động, người trẻ phải có kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, chịu áp lực công việc, học đi đôi với hành”, ông nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành chia sẻ rằng, việc học là một chuyện, đến khi tiếp cận với vị trí việc làm, công việc lại là một câu chuyện khác. Nhiều người lao động, đặc biệt những ai tuổi đời còn trẻ còn thiếu cách ứng xử, nhiệt huyết, không biết làm việc nhóm trong công việc là những nguyên nhân họ dễ trật nhịp chán nản và muốn nghỉ việc.
Ông chia sẻ thêm, doanh nghiệp giờ đã khắt khe hơn trong quá trình tuyển dụng lẫn nhận việc. Chỉ những người lao động có tiềm năng nhất, đảm bảo đủ chuyên môn và các tiêu chí kèm theo, đặc biệt là thông qua việc thể hiện thái độ tích cực, trách nhiệm trong công việc thì người lao động mới có thể nhận được công việc phù hợp và hợp tác lâu dài cùng doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, người lao động cần phải luôn trong tâm thế sẵn sàng, nắm chắc những cơ hội dành cho mình ở phía trước.