Dòng tiền chực chờ cơ hội mới với chứng khoán
![]() | Chứng khoán chiều 1/3: Dòng tiền phân hóa |
![]() | Cẩn trọng với "chứng khoán mạng" |
![]() |
Nhóm ngành ngân hàng sẽ dẫn dắt thị trường
Ông Nguyễn Quang Đạt, Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán (CTCK) AIS cho biết, nhóm ngành dẫn dắt đầu tiên là nhóm ngành ngân hàng bởi đây là nhóm ngành xương sống chủ lực của nền kinh tế và thực tế kết quả kinh doanh của các ngân hàng năm 2021 đạt tỷ suất tăng trưởng lợi nhuận rất cao.
Thứ hai là nhóm ngành bán lẻ, đây là một trong những nhóm ngành rất hấp dẫn trong năm 2022 khi các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động của người tiêu dùng bắt đầu được thúc đẩy.
Thứ ba là nhóm ngành dịch vụ hàng không, năm 2020 và 2021 nhóm ngành này là một trong những nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là thua lỗ rất lớn. Tuy nhiên khi trở lại trạng thái bình thường mới, nhóm ngành này sẽ có sự tăng trưởng để lấy lại những gì đã mất.
Ngoài ra, theo ông Đạt, năm 2022 có thể ghi nhận sự tăng giá trở lại của giá thép trên thế giới, một tín hiệu tích cực cho nhóm ngành này sau một thời gian điều chỉnh 20-30% thì nay đang tích lũy để tạo nền đáy tốt. Với xu hướng tăng giá thép cũng như thúc đẩy đầu tư công, kỳ vọng nhóm ngành thép có sự phục hồi đáng kể trong năm 2022.
Liên quan đến những e ngại dòng tiền ngoại sẽ yếu đi khi các nước tăng lãi suất huy động, ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch CTCK Smart Invest (AAS) cho rằng lãi suất của các nước phát triển tăng lên sẽ thúc đẩy dòng tiền đầu tư gián tiếp rút ra khỏi các thị trường mới nổi để quay trở về những nước phát triển.
Về mặt tích cực, dòng tiền đầu tư trực tiếp sẽ tiếp tục tìm đến những nước đang phát triển để mở rộng hoạt động đầu tư, họ sẽ làm những nhà máy, nhà xưởng để tạo ra sản phẩm, hàng hóa tại những nước đang phát triển như Việt Nam. Minh chứng là đầu năm 2022, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và tỷ lệ vốn giải ngân lên đến 9 tỷ USD.
“Khi tăng trưởng kinh tế được kích thích lớn, dòng tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư trên thị trường tìm sẽ đến những kênh như thị trường chứng khoán hay đầu tư bất động sản. Năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1 tỷ USD, tương đương hơn 20 nghìn tỷ đồng, nhưng thực tế họ chưa chuyển tiền ra khỏi Việt Nam, dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục nằm lại trên thị trường”, ông Trần Minh Tuấn trao đổi trong Talk show Phố Tài chính trên VTV8.
Cùng quan điểm này, ông Đạt cho rằng, năm 2022 mặc dù nỗi lo lạm phát là có, tuy nhiên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang ngày càng tăng, thể hiện minh chứng rõ nhất trong lĩnh vực chứng khoán. Hiện có rất nhiều quỹ đầu tư đến từ các nước thuộc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục tăng vốn để đầu tư vào CTCK Việt Nam và tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần, rất nhiều CTCK gần như 100% là vốn của nước ngoài. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thị trường, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang có nỗi lo về việc dòng vốn rút ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì đã có dòng vốn trực tiếp nước ngoài bù vào.
Dòng tiền sẽ vẫn tiếp tục dồi dào
Theo ông Trần Minh Tuấn, số dư tiền gửi của các nhà đầu tư tại các CTCK được thống kê đến cuối tháng 1/2022 là hơn 90 nghìn tỷ đồng, đây là con số kỷ lục của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Trong khi đó, mặc dù số lượng tài khoản mở mới trong tháng 1/2022 kém hơn so với tháng 11 và tháng 12/2021 nhưng số lượng vẫn rất lớn, đạt 200 nghìn số lượng tài khoản mở mới trong tháng 1.
Ngoài ra, các CTCK đều có dự kiến tăng vốn rất mạnh trong năm 2022 như VND, SSI và bản thân Smart Invest cũng sẽ thực hiện tăng vốn từ 800 lên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do một số những sắp xếp về thủ tục hành chính chưa xong nên đến khoảng giữa năm 2022, việc các CTCK tăng vốn chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đề ra từ cuối năm 2021. Khi tăng vốn thành công như vậy, lượng tiền từ tăng vốn chủ sở hữu sẽ là nguồn cung cấp margin mạnh mẽ cho thị trường.
“Chúng ta cũng kỳ vọng năm 2022 khi nền kinh tế được mở cửa trở lại, khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp sẽ lớn dần và tỷ lệ sinh lời của các doanh nghiệp sẽ cao hơn. Dòng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào thị trường chứng khoán. Dòng tiền giải ngân cho thị trường vào thời điểm cuối quý II/2022 sẽ bắt đầu lớn lên”, ông Tuấn phân tích và nhìn nhận năm 2022 thị trường có thể tăng trưởng cao nhất ở mức hơn 20%, VN-Index dự báo lên tới 1.800 điểm.
“Chúng tôi kỳ vọng cuối quý II/2022, thị trường sẽ khởi sắc hơn. Vì vậy năm 2022, để việc đầu tư có hiệu quả, nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn ở hai yếu tố, thứ nhất là yếu tố cơ bản, yếu tố cốt lõi và nền tảng của doanh nghiệp; và yếu tố thứ hai là yếu tố kỹ thuật để lựa chọn thời điểm mua cổ phiếu và bán ra cổ phiếu”, ông Tuấn khuyến nghị.
Dưới góc nhìn của mình, ông Nguyễn Quang Đạt cho rằng số lượng tài khoản mở mới năm 2021 đạt 1,5 triệu tài khoản, đây là một con số kỉ lục. Và dù tháng 1, tháng 2/2022 số lượng tài khoản mở mới có giảm đi nhưng chỉ là giảm so với thời điểm kỉ lục. Trước đây chỉ thấy các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng hiện nay, đối tượng quan tâm đến thị trường chứng khoán đã mở rộng. Khi mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp, đầu tư chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn dựa trên khả năng sinh lời cũng như tính thanh khoản rất cao. Thêm nữa trong năm 2021, do nhu cầu sử dụng margin lớn từ nhà đầu tư nên đa số các CTCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên khoảng hơn 2 lần so với năm 2020. Nguồn vốn này bổ sung thêm cho thị trường khoảng 80.000 - 100.000 tỷ đồng, giúp các CTCK cải thiện năng lực tài chính, năng lực cho vay và quy mô đầu tư.
“Chúng tôi kỳ vọng năm 2022, chỉ số VN-Index sẽ duy trì trong khoảng 1.600-1.700 điểm. Hết quý I/2022, thị trường sẽ có sự khởi sắc nhất định”, ông Đạt nói.
Các tin khác

Lực cầu yếu, VN-Index mất gần 8 điểm

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

Vì sao giới phân tích phố Wall xếp VFS vào danh sách mã cổ phiếu “nên mua”?

VN-Index tăng 7,12 điểm, chiến lược đầu tư tuần tới ra sao?

Thêm kênh thông tin hỗ trợ nhà đầu tư

Kênh đầu tư năm 2024: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất hơn 25 điểm

Triển vọng nào cho dòng vốn toàn cầu vào các quỹ cổ phiếu?

Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh

Cổ phiếu Bất động sản bật tăng cuối phiên giúp VN-Index có thêm 3,03 điểm

Cổ phiếu lớn tăng mạnh giúp VN-Index có thêm 12,77 điểm

Nền kinh tế phục hồi cuối năm giúp cải thiện thanh khoản

Nhóm ngân hàng giảm nhẹ, VN-Index mất 1,61 điểm

Trái phiếu khan hàng

Thị trường đã thoát “đáy” để bước vào giai đoạn tăng trưởng mới?

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ
