Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh
Top 5 chiếm 81% thị phần môi giới hàng hóa quý II/2024 Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ |
Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh |
Giá kim loại ‘nhảy vọt’ nhờ kỳ vọng FED sớm hạ lãi suất
Đáng chú ý, khép lại tuần giao dịch đầu tiên của tháng 7, nhóm kim loại chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ khi giá các mặt hàng đồng loạt tăng mạnh, chấm dứt chuỗi nhiều tuần giao dịch trầm lắng. Đối với kim loại quý, giá bạc bứt phá hơn 7% lên 31,69 USD/oz, tiệm cận vùng đỉnh lịch sử 11 năm thiết lập vào cuối tháng 5. Đây cũng là tuần tăng giá mạnh nhất của giá bạc trong gần hai tháng. Theo sau là đà tăng của giá bạch kim với mức tăng 3,15% lên 1.046 USD/oz, mức cao nhất một tháng trở lại đây của mặt hàng này.
MXV cho biết, nguyên nhân chính hỗ trợ cho nhóm kim loại quý xuất phát từ sự suy yếu của đồng USD sau khi Mỹ công bố loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực. Cụ thể, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã chỉ ra nền kinh tế Mỹ có thêm 206.000 việc làm ngoài ngành nông nghiệp trong tháng 6, thấp nhất kể từ tháng 11/2023.
Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên 4,1% trong tháng 6, đánh dấu lần đầu tiên vượt mức 4% kể từ tháng 11/2021, phản ánh thị trường lao động Mỹ đang xấu đi. Bên cạnh đó, dữ liệu từ Viện quản lý cung ứng Mỹ (ISM) cũng cho thấy lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Mỹ đều thu hẹp trong tháng 6. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) phi sản xuất của nước này thậm chí đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Loạt dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, đồng thời củng cố cho kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9. Theo đó, đồng USD cũng liên tục gặp sức ép, chỉ số Dollar Index chốt tuần giảm 0,94% xuống 104,88 điểm, mức thấp nhất ba tuần. Chi phí đầu tư sụt giảm kết hợp với tâm lý thị trường cải thiện đã tạo cơ hội tăng giá tốt cho kim loại quý trong tuần qua.
Đối với kim loại cơ bản, đồng USD suy yếu cũng là yếu tố hỗ trợ cho các mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá đồng COMEX dẫn dắt đà tăng của nhóm khi bật tăng gần 6% lên 10.255 USD/tấn, mức cao nhất một tháng. Giá quặng sắt cũng trải qua tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 3,76% lên 110,35 USD/tấn, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất của giá sắt kể từ giữa tháng 4.
Bên cạnh yếu tố vĩ mô, giá đồng và giá quặng sắt còn được hưởng lợi nhờ kỳ vọng tiêu thụ cải thiện tại Trung Quốc khi Chính phủ nước này tăng cường hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Thị trường hầu hết đều đang kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn trong Hội nghị trung ương lần thứ ba sắp tới vào ngày 15 – 18/7.
Giá dầu đậu tương ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất trong lịch sử
Trên thị trường nông sản, đóng cửa tuần giao dịch 1-5/7, sắc xanh bao phủ bảng giá hai mặt hàng thành phẩm của đậu tương. Giá khô đậu tương ghi nhận mức tăng 3,24% lên 393,74 USD/tấn. Đáng chú ý, giá dầu đậu tương lập kỷ lục với mức tăng 11,94% lên 1.087,54 USD/tấn trong tuần trước, đánh dấu mức tăng hàng tuần cao nhất trong lịch sử. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao là nguyên nhân chính thúc đẩy lực mua đối với dầu đậu tương.
Bên cạnh đó, với cả 4 phiên giao dịch đều đóng cửa trong sắc xanh, giá đậu tương CBOT khép lại tuần giao dịch với mức tăng 2,33% lên 415,12 USD/tấn, đồng thời kết thúc chuỗi 5 tuần giảm liên tiếp trước đó. Những thông tin về cung cầu đậu tương ở khu vực châu Mỹ đã chi phối diễn biến giá mặt hàng này trong tuần trước.
Trong báo cáo Bán hàng Hàng ngày (Daily Export Sales) ngày 3/7, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán đơn hàng 110.100 tấn đậu tương cho một quốc gia giấu tên. Trong đó, 55.100 tấn được giao trong niên vụ 23/24 và 55.000 tấn còn lại giao trong niên vụ tiếp theo. Điều này cho thấy nhu cầu đối với đậu tương Mỹ có sự cải thiện và đã hỗ trợ giá.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) dự báo nước này sẽ xuất khẩu 9,5 triệu tấn đậu tương trong tháng 7, giảm mạnh so với mức 14,5 triệu tấn được ghi nhận trong tháng 6 và cũng thấp hơn mức 9,9 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Việc hoạt động xuất khẩu đậu tương của Brazil thu hẹp lại trong tháng này có thể thúc đẩy nhu cầu đối với nguồn cung từ Mỹ, góp phần tác động “bullish” lên giá đậu tương CBOT.
Tuy nhiên, triển vọng nguồn cung dồi dào hơn từ Argentina trong niên vụ 2023-2024 đã gây sức ép và thu hẹp đà tăng của giá đậu tương trong tuần trước. Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) báo cáo, hoạt động thu hoạch đậu tương niên vụ 2023-2024 của Argentina đã kết thúc vào cuối tuần trước, với tổng sản lượng ước đạt 50,5 triệu tấn. Tuy thấp hơn 2 triệu tấn so với dự kiến ban đầu do thời tiết diễn biến thất thường, nhưng sản lượng đậu tương năm nay của Argentina vẫn là mức cao nhất trong vòng 5 năm, giúp thị trường có thể yên tâm về nguồn cung toàn cầu trong giai đoạn cuối năm nay.