Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Hành động nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
Trước đó, trong quý III và IV/2019, NHNN đã có một loạt điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành như giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, quy định về trần lãi suất cho vay. Đáng chú ý, cuối tháng 11 vừa qua, NHNN tiếp tục ban hành quy định giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng tại NHNN.
Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN lần này được đặt trong bối cảnh thuận lợi khi Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trên 7% trong 2 năm liên tiếp. Đặc biệt, số liệu thống kê mới đây cũng cho thấy, trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục duy trì được khả năng kiểm soát lạm phát ấn tượng với mức lạm phát thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Mặc dù việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau đối với “từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ”, nhưng “Thông tư mới ban hành của NHNN là một quyết định mạnh mẽ, có mức độ ảnh hưởng lớn do tác động trực tiếp đến cung tiền của thị trường”, chuyên giá nói trên đánh giá.
Trả lời thoibaonganhang.vn về khối ngân hàng thương mại nào có thể “hưởng lợi” từ quyết định trên của NHNN, một chuyên gia cho biết nội dung đáng chú ý nhất của Thông tư mới ban hành là việc giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng hỗ trợ, tức là các tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
“Như vậy, nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối như Vietcombank, BIDV, VietinBank là những ngân hàng được “hưởng lợi” trực tiếp từ quyết định trên của NHNN do các ngân hàng trên trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém, thuộc diện kiểm soát đặc biệt”, chuyên gia trên bình luận.