Hà Nội: 8 tháng tín dụng tăng 13,44%
Ngành Ngân hàng Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho 36.170 doanh nghiệp Ngành Ngân hàng Hà Nội: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn |
Ước đến cuối tháng 8/2024, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn TP Hà Nội đạt 4.103 nghìn tỷ đồng, tăng 1,15% so với cuối tháng trước và tăng 13,44% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1.790 nghìn tỷ đồng, tăng 1,73% và tăng 18,96%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.313 nghìn tỷ đồng, tăng 0,71% và tăng 9,51%.
![]() |
Đến hết tháng 8, tín dụng trên địa bàn Hà Nội ước tăng 13,44% so với thời điểm kết thúc năm 2023 |
Về cơ cấu cho vay, cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 13,9% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 18,9%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,93%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,14%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,32%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,43%.
Tháng 8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí, thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 6,9 - 9,3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên bình quân khoảng 3,6%/năm theo quy định của NHNN.
Lãi suất tiền gửi tác động theo đó phổ biến ở mức 0,2 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,6 - 5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3,5 - 5,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,7 - 6,0%/năm.
Về huy động vốn, đến cuối tháng 8/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước tính đạt 5.801 nghìn tỷ đồng, tăng 1,27% so với cuối tháng trước và tăng 8,73% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Tính đến cuối tháng 8/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,69% trong tổng dư nợ. Các TCTD trên địa bàn chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt. Tình hình thanh khoản của các TCTD trên địa bàn đảm bảo.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 23/6: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Agribank - Ngân hàng duy nhất được vinh danh tại chương trình "Vinh quang Việt Nam"

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Đà Nẵng - Dòng chảy tín dụng chính sách giúp hộ nghèo vượt khó

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ
