Agribank tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam
Hành trình 37 năm khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank |
Hầu hết các mảng kinh doanh đều có lãi
Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Agribank cho thấy, kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023. Tiền gửi khách hàng đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 5,3%. Cho vay khách hàng đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 11%.
Với các con số này, Agribank đang đứng thứ nhì hệ thống về thị phần huy động và cho vay (sau BIDV). Song nếu bóc tách theo đối tượng thì tiền gửi từ dân cư và tổ chức (không bao gồm TCTD) của Agribank luôn đứng đầu thị trường.
![]() |
Tiền gửi khách hàng cá nhân của 4 NHTM Nhà nước tính đến cuối năm 2024 |
Việc Agribank giảm tiền gửi khách hàng cuối năm 2024 theo lý giải của ngân hàng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu lại nguồn vốn góp phần giảm chi phí đầu vào dành nguồn lực để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng và kích thích tăng trưởng của nền kinh tế những tháng cuối năm 2024.
Theo thông tin mới nhất tính đến hết Quý I/2025, để đáp ứng cho vay nền kinh tế trong năm 2025, tiền gửi khách hàng tại Agribank đã đạt gần 2,1 triệu tỷ đồng, tiếp tục vươn lên vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam.
Về kết quả kinh doanh, ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, tất cả hoạt động kinh doanh khác của Agribank đều có lãi và tăng trưởng tốt.
Tổng thu nhập hoạt động của Agribank năm 2024 đạt 86.496 tỷ đồng; tăng gần 14% so với năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 66.554 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm trước. Thu nhập lãi thuần tăng chủ yếu nhờ ngân hàng kiểm soát tốt vốn đầu vào, cả về tốc độ tăng trưởng và lãi suất (năm 2024 tín dụng của Agribank tăng 11% trong khi huy động vốn chỉ tăng 5,3%). Trong năm, dù thu nhập từ lãi và thu nhập tương tự của ngân hàng giảm 8,5% (năm 2024 Agribank có 4 lần giảm lãi vay để hỗ trợ khách hàng) trong khi chi phí lãi và chi phí tương tự của ngân hàng giảm tới gần 25%, giúp lãi thuần tăng trưởng tốt.
Lĩnh vực tăng trưởng tốt nhất của Agribank năm 2024 là hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối (99% thu nhập đến từ kinh doanh ngoại hối, vàng chỉ chiếm 1%). Lãi thuần từ hoạt động này tăng tới 126%, đạt 4.538 tỷ đồng. Lãi thuần từ dịch vụ đat 5.025 tỷ đồng, tăng 10%. Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 14,9 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần năm trước. Lãi thuần từ hoạt động khác là 10.454 tỷ đồng (chủ yếu thu từ nợ gốc đã xử lý), tương đương cùng kỳ năm trước…
Trong năm 2024, chi phí hoạt động của Agribank tăng nhẹ 4,3% lên 32.263 tỷ đồng song điểm tích cực là chỉ số CIR giảm còn 37,3% (CIR tại thời điểm cuối năm 2023 là 40,7%) cho thấy sự cải thiện về hiệu suất hoạt động.
Cũng nhờ hoạt động kinh doanh được giữ vững, Agribank mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2024, chi phí dự phòng rủi ro của Agribank là 26.658 tỷ đồng, tăng 37,4% so với năm trước. Sau khi trích lập dự phòng rủi ro, năm 2024, Agribank đạt 27.574 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 22.067 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 7,5% so với năm trước.
Với kết quả kinh doanh khả quan, năm 2024, thu nhập bình quân mỗi cán bộ, nhân viên của Agribank là 33,42 triệu đồng/người/tháng, tăng nhẹ 2,26% so với năm trước. Tuy vậy, thu nhập của nhân viên Agribank vẫn thấp nhất trong nhóm Big 4 (dao động 37-38 triệu đồng/lượng) và thấp hơn nhiều ngân hàng TMCP tư nhân như Techcombank, HDBank, ACB, TPBank…
Tại thời điểm cuối năm 2024, Agribank có 42.278 nhân viên, tăng 195 người so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong các ngân hàng trong năm 2024. Song song với đó, năm 2024, là năm Agribank đã triển khai tích cực việc tái cơ cấu, tinh gọn lại hệ thống mạng lưới chi nhánh, đặc biệt tại khu vực TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động.
![]() |
Năm 2024, là năm Agribank đã triển khai tích cực việc tái cơ cấu, tinh gọn lại hệ thống mạng lưới chi nhánh, đặc biệt tại khu vực TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động |
Top 4 ngân hàng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống
Tính tới 31/12/2024, quy mô nợ xấu của Agribank là 29.007 tỷ đồng, tỷ lệ 1,68%. So với năm trước, nợ xấu của Agribank giảm cả về tuyệt đối (giảm 425 tỷ đồng) lẫn tỷ lệ tương đối (năm 2023 nợ xấu của Agribank là 1,89%).
Đáng chú ý, năm 2024, nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 của Agribank đều giảm mạnh (nợ xấu nhóm 3 giảm 44,1%, nợ xấu nhóm 4 giảm 30,4%). Riêng nợ xấu nhóm 5 của Agribank năm 2024 tăng 16,2% (tăng 3.163 tỷ đồng), chủ yếu là do chuyển nhóm nợ.
Việc Agribank tăng nợ xấu nhóm 5 không có gì đáng ngạc nhiên mà nằm trong xu hướng chung của hệ thống ngân hàng.
Báo cáo tài chính của các ngân hàng công bố trước đó cho thấy, năm 2024, nợ xấu nhóm 5 của 27 ngân hàng tăng tới 39,3%. Thậm chí, một số ngân hàng như Techcombank, ABBank còn có tốc độ gia tăng nợ nhóm 5 trên 100%. Trong nhóm ngân hàng big 4, tốc độ tăng nợ xấu nhóm 5 năm 2024 tại Vietcombank là 30%, VietinBank 49%, BIDV là 55%.
Như vậy, nợ xấu nhóm 5 của Agribank tuy tăng mạnh song vẫn còn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong hệ thống. Điều này cũng phản ánh sự khó khăn của ngành ngân hàng trong thu hồi, xử lý nợ xấu.
Do tích cực trích lập dự phòng rủi ro, đến cuối năm 2024, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Agribank đạt 132%, tăng nhẹ so với mức 129% cuối năm 2023. Như vậy, hiện tại, cùng với BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank là một trong 4 ngân hàng thương mại có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất thị trường.
Tại thời điểm 31/12/2024, Agribank có vốn điều lệ 51.638 tỷ đồng, đứng thứ 7 hệ thống. Hiện Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lệ thấp nhất trong nhóm big 4 và thua cả nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.
Tại buổi làm việc giữa ngành ngân hàng với Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank cho hay, Agribank được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 13% năm 2025, tương đương bơm thêm hơn 200.000 tỷ đồng ra nền kinh tế. Theo tính toán của Tổng Giám đốc Agribank, nếu dư nợ hàng năm tăng thêm 200.000 tỷ đồng, Agribank cần bổ sung thêm 15.000-17.000 tỷ đồng vốn tự có. Do đó, Agribank đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét có cơ chế riêng cho các NHTM có vốn Nhà nước, trong đó xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận thực nộp hàng năm của Agribank, tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm, bắt đầu từ năm 2025.
Theo thông tin mới nhất của ngân hàng tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt hơn 3% cho thấy nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Và vấn đề tăng vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn đối với Agribank để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế.
Các tin khác

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-10-164-20250410075435.jpg?rt=20250410075437?250410075759)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4

Thêm ngân hàng điều chỉnh lãi suất tại một số kỳ hạn

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Đoàn NHNN tham dự Hội nghị cấp Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN, ASEAN+3 tại Kuala Lumpur

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Sáng 9/4: Tỷ giá trung tâm tăng 38 đồng

Tiền gửi khách hàng tại các TCTD lập kỷ lục mới

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng ở mức 4,4% - 5,6%/năm

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành Ngân hàng hiện đại, đồng bộ

Sáng 8/4: Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng

NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

3 tháng đầu năm lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024

Tăng trưởng tín dụng quý I gấp 2,5 lần cùng kỳ, đóng góp tích cực vào đầu tư toàn xã hội

Chính sách mới về thuế quan làm khó việc giảm lãi suất
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên
