Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

H.Thanh
H.Thanh  - 
Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.
aa
Bài 2: Giáo dục tài chính và “4 khó”, “4 dễ” Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Tầm quan trọng của giáo dục tài chính cho trẻ em từ sớm

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tiền bạc và tài chính ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống, việc giáo dục tài chính từ sớm cho trẻ em – đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học (6-11 tuổi) – trở nên vô cùng quan trọng. Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu hình thành những nhận thức ban đầu về tiền bạc, song vẫn thiếu những kỹ năng và hiểu biết để quản lý chi tiêu hợp lý. Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.

Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhận thức và hành vi. Mỗi độ tuổi lại có đặc điểm riêng khi tiếp cận với tiền bạc. Chẳng hạn ở giai đoạn 6-7 tuổi trẻ bắt đầu nhận biết các loại tiền và hiểu rằng tiền có thể đổi lấy đồ vật. Tuy nhiên, các em vẫn chưa phân biệt rõ giữa các mệnh giá và thường tiêu tiền theo cảm hứng, thấy thích là muốn mua ngay. Còn bước sang tuổi thứ 8, 9, trẻ dần hiểu rằng tiền có giới hạn và không phải cứ muốn là có. Các em bắt đầu có khái niệm sơ khai về tiết kiệm nhưng chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể. Tuổi từ 10-11 là giai đoạn trẻ nhận thức rõ hơn về giá trị của tiền, phân biệt giữa nhu cầu thiết yếu và mong muốn cá nhân. Các em cũng bắt đầu hiểu sự quan trọng của việc lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.

Song để hình thành thói quen tài chính tốt, cha mẹ và giáo viên cần có phương pháp giáo dục phù hợp, gắn liền với thực tế và trải nghiệm của trẻ. Trẻ cần hiểu rằng tiền không tự nhiên có mà phải đến từ lao động. Những ví dụ thực tế như: “Mẹ đi làm và được trả lương, sau đó dùng tiền để mua thực phẩm, quần áo cho gia đình” sẽ giúp trẻ hình dung rõ hơn.

Trẻ rất dễ hứng thú khi được trao “trách nhiệm” quản lý, thực hiện chương trình mua sắm độc lập
Trẻ rất dễ hứng thú khi được trao “trách nhiệm” quản lý, thực hiện chương trình mua sắm độc lập

Một trong những cách giúp trẻ hình thành thói quen tài chính tích cực là trao cho trẻ “trách nhiệm” quản lý một khoản tiền nhỏ. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng heo đất, hoặc lập một tài khoản tiết kiệm riêng để trẻ tự quản lý. Việc đặt ra mục tiêu tiết kiệm như “tiết kiệm 50.000 đồng để mua sách trong một tháng” sẽ giúp trẻ hiểu được niềm vui khi đạt được mục tiêu thông qua sự kiên trì của mình.

Thay vì đưa tiền tiêu vặt tùy ý, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách phân chia tiền theo tỷ lệ hợp lý: 50% chi tiêu, 30% tiết kiệm và 20% giúp đỡ người khác. Việc trẻ có thể lập danh sách các món cần mua, so sánh giá trước khi quyết định có thể coi là bước đầu tiên của tư duy tiêu dùng thông minh.

Khi trẻ muốn mua một món đồ chỉ vì hấp dẫn nhất thời, cha mẹ không nên lập tức từ chối hay chiều theo mà hãy đặt câu hỏi như: “Con có thực sự cần món này không?” hoặc “Nếu hôm nay con mua món này, tuần sau con sẽ không còn tiền mua truyện, con chọn thế nào?”. Điều này giúp trẻ suy nghĩ và đưa ra quyết định tài chính có trách nhiệm.

Vai trò của nhà trường và gia đình trong giáo dục tài chính

Giáo dục tài chính không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhà trường. Trường học có thể tích hợp nội dung tài chính vào các môn học kỹ năng sống, tổ chức các ngày hội tài chính cho học sinh, hoặc triển khai các tiết học trải nghiệm về quản lý tài chính.

Ví dụ, Trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long tại Hà Nội tổ chức “Ngày hội shopping” hàng tháng, nơi học sinh sử dụng thẻ để mua sắm. Qua đó, các em không chỉ được khuyến khích học tốt mà còn được trải nghiệm cách sử dụng “tiền thưởng” một cách hợp lý và học cách đưa ra quyết định tài chính phù hợp với độ tuổi.

Đồng thời, gia đình là nơi trẻ quan sát và học hỏi thói quen chi tiêu hàng ngày. Khi cha mẹ chia sẻ với con về các quyết định tài chính đơn giản như: “Mẹ đang so sánh giá để mua sữa cho gia đình với mức giá hợp lý”, trẻ sẽ học được cách quản lý tiền bạc từ những bài học thực tế.

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học không phải là lý thuyết khô khan, mà là một hành trình thú vị, gần gũi và thực tế. Khi được hướng dẫn đúng cách, trẻ không chỉ học cách tiêu tiền hợp lý mà còn phát triển tư duy tài chính vững chắc – nền tảng cho cuộc sống trưởng thành tự chủ và thành công sau này.

Theo bà Lê Anh Lan, chuyên gia giáo dục của UNICEF tại Việt Nam, giáo dục tài chính cần được hướng đến sự hiểu biết chuyên sâu về các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Để làm được điều này, giáo viên cần được trang bị kiến thức chuyên môn về giáo dục tài chính và hiểu rõ tâm lý học sinh.

Một số quốc gia như Anh Quốc và Hàn Quốc đã đưa giáo dục tài chính vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học, với các bài học được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài ra, tại Việt Nam, một số ngân hàng như BIDV và TPBank cũng đã phát triển các ứng dụng giúp phụ huynh giáo dục tài chính cho con em mình qua các trò chơi và hoạt động tương tác.

H.Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Trao cơ hội cho phụ nữ làm chủ kinh tế

Trao cơ hội cho phụ nữ làm chủ kinh tế

Không còn là “bóng hồng” lặng lẽ phía sau gia đình, với các chương trình hỗ trợ thiết thực mở ra từ hệ thống ngân hàng, ngày càng nhiều phụ nữ Việt đang tự tin vươn lên làm chủ về kinh tế trong gia đình, lãnh đạo doanh nghiệp, tạo việc làm và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia.
Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhà, họ có thể sống bằng tiền cho thuê nhà khi về già và như vậy sẽ không phải lo lắng về tuổi già. Nhưng thực tế là có rất nhiều cạm bẫy trong vấn đề nghỉ hưu bất động sản như vậy, đặc biệt là cái gọi là "tỷ lệ vàng". Nếu không đạt được, tiền thuê nhà thậm chí có thể không đủ để mua thuốc.
Tư duy người giàu

Tư duy người giàu

Trong thời đại lạm phát cao, thị trường chứng khoán biến động, việc làm bất ổn, tự do tài chính đã trở thành giấc mơ không thể đạt được đối với nhiều người. Đài truyền hình Mỹ "CNBC" gần đây đã tìm hiểu những đặc điểm chung của những triệu phú tự thân và phát hiện ra rằng họ thường có bốn thói quen chung. Những thói quen này có vẻ đơn giản, nhưng có tới 93% người Mỹ không thể thực hiện được. Nó cũng tiết lộ thêm rằng điều thực sự làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không phải là mức thu nhập, mà là sự khác biệt trong các khái niệm quản lý tài chính và mô hình tư duy.
Trẻ em TP. Hồ Chí Minh hào hứng khám phá truyện tranh kiến thức tài chính “Khéo khôn với tiền – tránh những ưu phiền”

Trẻ em TP. Hồ Chí Minh hào hứng khám phá truyện tranh kiến thức tài chính “Khéo khôn với tiền – tránh những ưu phiền”

Sáng ngày 14/06/2025, tại sự kiện Ngày không tiền mặt diễn ra tại đường Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh, cuốn truyện tranh kiến thức tài chính cho gia đình Việt “Khéo khôn với tiền – tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thuý Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng đã có mặt và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc yêu sách tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và các bạn nhỏ nói riêng.
Tiêu tiền như thế nào cho hợp lý?

Tiêu tiền như thế nào cho hợp lý?

Trong hành trình xây dựng tài chính cá nhân, việc kiếm tiền và tiết kiệm là những bước quan trọng. Tuy nhiên, cách chúng ta tiêu tiền cũng đóng vai trò quyết địnhtrong việc tạo dựng một cuộc sống viên mãn và bền vững. Để tiêu tiền một cách thông minh, chúng ta cần hiểu rõ giá trị sống của bản thân và áp dụng những nguyên tắc chi tiêu hợp lý.
Ngân hàng đồng hành cùng giới trẻ làm chủ tài chính

Ngân hàng đồng hành cùng giới trẻ làm chủ tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển nhanh chóng, thế hệ trẻ tại Việt Nam, đặc biệt là Gen Z đang thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy tài chính cá nhân. Cùng với xu hướng này, các ngân hàng cũng không ngừng chuyển mình, tung ra loạt giải pháp tài chính số hóa, nâng cấp ứng dụng và cá nhân hóa để đồng hành cùng người trẻ trong hành trình quản lý tiền bạc một cách hiệu quả, chủ động và bền vững.
Hoàn tiền đến 15% khi thanh toán học phí bằng thẻ ngân hàng

Hoàn tiền đến 15% khi thanh toán học phí bằng thẻ ngân hàng

Trong bối cảnh chi phí giáo dục ngày càng leo thang, nỗi lo học phí không chỉ đè nặng lên vai phụ huynh mà còn khiến nhiều sinh viên trăn trở. Giữa muôn vàn giải pháp tài chính được đưa ra, có một lựa chọn đang âm thầm thu hút sự chú ý bởi tính linh hoạt và khả năng "lấy lại tiền đã chi" – đó là thẻ tín dụng hoàn tiền học phí. Tại sao ngày càng nhiều người âm thầm lựa chọn cách này, và liệu đây có phải là “chiếc chìa khóa vàng” để giải quyết bài toán học phí một cách thông minh.
Ưu đãi giảm 2% lãi suất cho người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội

Ưu đãi giảm 2% lãi suất cho người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức triển khai gói tín dụng ưu đãi đặc biệt dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, với mức lãi suất hấp dẫn hơn đáng kể so với các chương trình hiện hành.
Giới trẻ tự hào sở hữu thẻ tín dụng NCB Visa Thống nhất, NCB tiếp tục phát huy lòng yêu nước vào sản phẩm mới

Giới trẻ tự hào sở hữu thẻ tín dụng NCB Visa Thống nhất, NCB tiếp tục phát huy lòng yêu nước vào sản phẩm mới

Vượt ra khỏi giá trị của một sản phẩm tài chính, thẻ visa Thống Nhất được coi như một biểu tượng, một tuyên ngôn cá nhân của người sở hữu về tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong kỷ nguyên mới. Sau thành công của thẻ Thống Nhất, NCB tiếp tục chia sẻ kế hoạch về dòng thẻ nói lên tình yêu quê hương, đất nước mang tên “Tự hào”.
Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Từ nay đến 2030, sẽ có khoảng 2.000 hộ gia đình có người cao tuổi tại tỉnh Đồng Nai sẽ được vay vốn ưu đãi lãi suất để khởi nghiệp, sản xuất – kinh doanh các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và lâm nghiệp.