Trong10 năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực thực hiện nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, tạo điểm tựa cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.
Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư.
Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã tạo động lực cho đồng bào DTTS vươn lên, đưa buôn làng vượt qua bóng tối nghèo nàn và thắp sáng thương lai của hàng vạn học sinh sinh viên.
Tín dụng chính sách càng phát huy được hiệu quả khi có sự chỉ đạo toàn diện của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội với Chỉ thị số 40-CT/TW, tập trung các nguồn lực hướng về Nhân dân không để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách bị bỏ lại phía sau.
Từ nhiều năm nay, việc trao cho người nghèo cần câu, con cá là một trong những giải pháp được lãnh đạo nhiều địa phương quan tâm. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai các chương trình tín dụng chính sách mới thấy, để các đối tượng yếu thế đứng vững trên đôi chân của mình thì không đơn thuần là chuyện trao cần câu hay con cá... , mà là vừa trao cần câu vừa chỉ cách bắt cá.
Với sự đóng góp của nguồn vốn tín dụng chính sách, Đắk Lua từ một trong những xã nghèo nhất tỉnh Đồng Nai hiện đã bắt đầu xây dựng nông thôn mới nâng cao, thu nhập của người dân cải thiện vượt bậc và xuất hiện ngày càng nhiều những gương nông dân điển hình tiên tiến.
Trong suốt 10 năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã đều đặn, bền bỉ cùng với chính quyền và người dân huyện Tân Phú “thay áo mới” cho xã nghèo Đắk Lua, giúp hàng chục nghìn hộ dân tiếp cận vốn vay tại một khu vực bìa rừng, nơi mà đến hiện nay chưa có ngân hàng nào mở mạng lưới giao dịch.
Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm, chủ trương trong việc phát triển kinh tế gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Anh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị, Đảng bộ, chính quyền huyện Anh Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện tất cả các mặt, trong đó chú trọng quan tâm đầu tư, thực hiện các chương trình, dự án điểm như phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, qua đó tạo bước chuyển động rõ rệt, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân.
Với sức trẻ và khát vọng vươn lên, thanh niên Đắk Lắk tìm thấy "ngọn gió mới" từ những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk triển khai trong thời gian qua. Những bàn tay chai sạn, những giấc mơ từng bị phủ bụi nghèo khó, nay được nguồn tín dụng chính sách "tiếp lửa" đã bừng sáng với những rẫy cà phê xanh mướt, những đàn bò béo nục hay những nhà lưới trồng nấm đầy triển vọng.
Những kết quả đạt được đã khẳng định tín dụng chính sách xã hội thực sự là giải pháp quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, một “trụ cột” trong công tác giảm nghèo, phát triển toàn diện kinh tế- xã hội. Để tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao chính sách tín dụng đầy tính nhân văn, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Chi nhánh NHCSXH ở Cần Thơ có nhiều giải pháp, tiếp tục hành trình nhiều ý nghĩa này.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội” đã thực sự đi vào cuộc sống, công tác tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao tại Cần Thơ, trong đó có huyện Cờ Đỏ - địa bàn thuộc vùng xa của thành phố. Sự tham gia với tinh thần trách nhiệm rất cao của cả hệ thống chính trị, tinh thần phối hợp của các tổ chức chính trị -xã hội sát cánh cùng NHCSXH và những cán bộ tín dụng chính sách làm việc với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” đã đưa đồng vốn đến đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả.
Với kết quả được kiểm chúng trong thực tiễn, đến thời điểm này, có thể khẳng định Chỉ thị số 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta... Tại tỉnh Phú Yên, NHCSXH tỉnh tiếp tục triển khai chương trình tín dụng này đến khách hàng theo đúng đối tượng, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội các địa phương miền núi phát triển, nâng cao đời sống người dân; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.